Mơ hình nghiên cứu dạng thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 44 - 46)

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Mơ hình nghiên cứu dạng thực nghiệm:

Cách đơn giản nhất để kiểm tra tính phi tuyến tính bao gồm việc đưa ra một thuật tốn phương trình bậc hai trong mơ hình hồi quy tăng trưởng. Checherita-Westphal và Rother (2012) đã thực hiện phương pháp tiếp cận này và kiểm tra mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng ở 12 nước thuộc khu vực Châu Âu. Sử dụng một phương trình bậc hai, ước tính với ảnh hưởng cố định (Fixed Effect), bằng phương pháp momen tổng quát (GMM) và hồi quy hai giai đoạn (2SLS), các tác giả nhận thấy rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ công và tăng trưởng. Cách tiếp cận này rất nhạy cảm với các giá trị cực trị và mối quan hệ hình chữ U dễ bị lệch do một vài quan sát. Thật không may, bài báo không cho biết cách đánh giá tham số hỗ trợ cho mối quan hệ bậc hai của các tác giả,cũng được ủng hộ bởi Lind và Mehlum(2010).

Một cách tiếp cận thay thế bao gồm việc đưa ra một hồi quy dạng cong (spline), cho phép một hoặc nhiều ngưỡng (Marsh và Cormier, 2002).Kumar và Woo (2010) sử dụng phương pháp này và khám phá sự hiện diện phi tuyến tính trong mẫu của các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi.

Dựa trên hai ý tưởng nghiên cứu chính này, luân văn kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng sản lượng, thơng qua dạng mơ hình phi tuyến; đồng thời, mơ hình đưa vào một phương pháp mới để kiểm tra mối quan hệ phi tuyến với tăng trưởng, là rủi ro chính sách nợ cơng, được đo lường bằng độ lệch chuẩn

của nợ cơng đóng vai trị như một biến giải thích trong mơ hình.Mơ hình nghiên cứu được xây dựng có dạng như sau:

Mơ hình dạng tuyến tính:

Yit = α0 + α1itYit-1 + β2itDit + β3itSizeit + β5itOpe + β6itRIRit+ λi+ εit

Mơ hình dạng phi tuyến:

Bài luận văn cố gắng mô phỏng ảnh hưởng phi tuyến của nợ công lên tỷ lệ tăng trưởng bằng cách xem xét dạng bình phương của nợ cơng tương tự như nghiên cứu của

Cristina Checherita-Westphal và Philipp Rother (2012. Theo tổng hợp các nghiên cứu phi

tuyến tính giữa nợ cơng và tăng trưởng kinh tế trước đây, phần lớn các tác giả đưa ngưỡng nợ công trên tăng trưởng kinh tế vào mơ hình để xem xét dạng phi tuyến tính.

Xét thấy bài luận văn sử dụng dữ liệu 42 quốc gia có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển trên thế giới chưa có sự đồng nhất cao về kinh tế và việc xác định ngưỡng thông qua phương pháp định lượng đang là vấn đề nghiên cứu của nhiều tác giả; đồng thời với mục tiêu nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến tính giữa nợ cơng và tăng trưởng kinh tế bài luận văn kiểm tra sự tồn tại của ảnh hưởng phi tuyến tính về tác động của nợ công lên tăng trưởng thơng qua dạng phi tuyến tính của nợ cơng là bình phương của nợ cơng tương tự như nghiên cứu của Cristina Checherita-Westphal và Philipp Rother (2012. Mơ hình có dạng như sau:

Yit = α0 + α1itYit-1 + β2itDit + β4itDsqit + β5itSizeit + β6itOpe + β7itRIRit+ λi + εit

Giả thuyết nghiên cứu:

H01: β4it = 0

Nếu giả thuyết H01 bị bác bỏ, ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng sản lượng lúc này sẽ là (β2it+ 2β4it* Dit). Khi đó, ảnh hưởng của nợ cơng lên GDP cịn phụ thuộc vào mức nợ công hiện hữu của mỗi quốc gia, độ dốc của ảnh hưởng sẽ khơng cịn cố định như trong mơ hình tuyến tính nếu các yếu tố khác khơng đổi. Khi đó, hiệu ứng chữ U ngược tồn tại.

Trong đó:

Yit đại diện cho tăng trưởng kinh tế Dit là tỷ lệ nợ công/GDP

Dsqit là tỷ lệ nợ cơng ở dạng bình phương

Sizeit là quy mơ chính phủ, tính bằng logarith tự nhiên của Chi tiêu chính phủ Opeit là độ mở của nền kinh tế, được tính bằng hiệu số giữa phần trămtỷ lệ xuất khẩu trên GDP và phần trăm tỷ lệ nhập khẩu trên GDP

RIRit là lãi suất thực, định dạng ở dạng %

Infit là tỷ lệ lạm phát hàng năm, được tính thơng qua chỉ số giá tiêu dùng cuối năm. Popit là tỷ lệ gia tăng dân số.

λi là ảnh hưởng riêng của từng quốc gia εt là hạng nhiễu tuân theo phân phối chuẩn

Về phương pháp ước lượng, luận văn sử dụng mơ hình momen tổng quát GMM chuyển đổi về dạng sai phân, được phát triển bởi Arellano - Bover (1995) và Blundell - Bond (1998). Hơn nữa, hai giả thiết để ước lượng GMM vững, bao gồm hạng nhiễu ε không chứa tương quan chuỗi (khơng có tự tương quan bậc 2 trở lên) và tính vững của biến cơng cụ (điều kiện ràng buộc quá mức) cũng được kiểm định sau khi hồi quy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)