Dữ liệu và biến nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liệu và biến nghiên cứu:

3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu:

Trước khi tiến hành ước lượng, luận văn đã làm sạch mẫu và điều chỉnh trong mẫu những dữ liệu không hợp lý.Luận văn thu thập dữ liệu ở 42 nước có nền kinh tế mới nổi và các nước có đang phát triển từ năm 2005 đến năm 2014.

Về dữ liệu nghiên cứu, luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ bộ dữ liệuQuỹ tiền tệ quốc tế (IMF); Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook - WEO) và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Lý do chọn dữ liệu nghiên cứu tại 42 nước có nền kinh tế mới nổi và đang phát triển:

Các nền kinh tế mới nổi là những nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế đang phát triển thành nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, khơng có tiêu chí rõ ràng và phổ biến nào để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế đang nổi lên hay không.

- Theo báo cáo của Morgan Stanley Capital International năm 2006, báo cáo này xác định rằng những nền kinh tế sau được tổ chức này coi là các nền kinh tế đang nổi lên:

 Mỹ Latinh gồm: Argentina, Brasil, Chile, Colombia, México và Peru

 Châu Á gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Pakistan Đài Loan, Hàn

Quốc, Indonesia, Jordan, Việt Nam

 Châu Phi gồm: Ai Cập, Maroc và Nam Phi

 Châu Âu gồm: Ba Lan, Israel, Hungary, Nga, Séc và Thổ Nhĩ Kỳ.

- Bên cạnh đó, tạp chí The Economist có tiêu chí xác định riêng dựa vào thông tin về đầu tư. Danh sách các nền kinh tế mới nổi lên theo tạp chí The Economist(2009) cơng bốtương tự như trênbáo cáo củaMorgan Stanley Capital International năm 2006, nhưng có thêm Singapore, Hong Kong và Ả Rập Saudi, khơng có Jordan.

- Ngồi ra, theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) thường xếp chung các nền kinh tế đang nổi lên và các nền kinh tế đang phát triển vào cùng một nhóm trong các tài liệu về kinh tế thế giới của mình mà khơng chia thành hai nhóm riêng. Trong báo cáo của tổ chức IMF

(2009) thì Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc lại được xếp vào những nền kinh

tế phát triển.

Ngồi những tạp chí và tổ chức lớn trên công bố danh sách các nước có nền kinh tế mới nổi cũng có một số tạp chí khác xác định các nước mới nổi như Bài Đánh giá phân

loại quốc gia hàng năm của FTSE (tháng 9/2017), Bài Khuôn khổ phân loại thị trường của MSCI(2014),..

Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống cịn khiêm tốn, có nền tảng cơng nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp.Theo dữ liệu nghiên cứu trong bài Thành phần quốc gia của các nhóm WEO (tháng 4/2009) và bài báo

Statistical Appendix (2011)tương tự như tổ chức IMF xếp chung các nền kinh tế đang nổi

lên và các nền kinh tế đang phát triển vào cùng một nhóm đã xác định các quốc gia đang phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi.

3.3.2. Các biến nghiên cứu trong mơ hình:

Bài luận văn sử dụng các biến nghiên cứu có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế và đồng thời áp dụng các biến được xem xét trong các bài nghiên cứu trước đây, cụ thể:

 Biến GDP: tăng trưởng kinh tếthu thập từ nguồn WDI. Có nhiều yếu tố tăng trưởng có thể làm đại diện cho GDP. Bài nghiên cứu chọn ra biến số mang tính phổ biến ở những nghiên cứu trước đây, là tỷ lệ tăng trưởng GDP.

 D: tỷ lệ nợ công trên GDP , được thu thập từ IMF. Nợ cơng được đo lường như là tồn bộ vốn của các nghĩa vụ theo hợp đồng thời hạn cố định của chính phủ đối với các khoản nợ khác trong một ngày cụ thể. Nó bao gồm các khoản nợ trong và ngoài nước như tiền tệ và tiền gửi, chứng khốn khơng phải là cổ phần, và các khoản vay. Đó là tổng số nợ của chính phủ giảm đi theo số vốn chủ sở hữu và các công cụ tài chính phái sinh do chính phủ nắm giữ. Bởi vì nợ là một cổ phiếu chứ khơng phải là một dịng chảy, nó được tính đến một ngày nhất định, thường là ngày cuối cùng của năm tài chính.

 SIZE là quy mơ chính phủ, đại diện bởi logarith của chi tiêu ngân sách nhà nước. Chi tiêu tiêu dùng cuối cùng của chính phủ (trước đây là tiêu dùng của chính phủ) bao gồm tất cả các khoản chi tiêu hiện hành của chính phủ cho mua hàng hố và dịch vụ (bao gồm cả bồi thường của nhân viên). Nó cũng bao gồm hầu hết các khoản chi cho quốc phòng và an ninh, nhưng loại trừ chi tiêu quân sự của chính phủ là một phần của sự hình thành vốn của chính phủ. Dữ liệu được tính bằng đơ la Mỹ hiện tại. Nguồn WEO.

 OPE là độ mở của nền kinh tế, được đo bằng tỷ lệ hiệu số xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP.

Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đại diện cho giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ thị trường khác cung cấp cho phần còn lại của thế giới. Chúng bao gồm giá trị hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm, vận tải, đi lại, tiền bản quyền, phí giấy phép và các dịch vụ khác, như truyền thơng, xây dựng, tài chính, thơng tin, kinh doanh, cá nhân và các dịch vụ của chính phủ. Khơng bao gồm khoản bồi thường của nhân viên và thu nhập từ đầu tư (trước đây gọi là dịch vụ nhân tố) và thanh toán chuyển khoản.Dữ liệu thu thập từ WDI

Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đại diện cho giá trị của tất cả hàng hoá và các dịch vụ thị trường khác nhận được từ phần còn lại của thế giới. Chúng bao gồm giá trị hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm, vận tải, đi lại, tiền bản quyền, phí giấy phép và các dịch vụ khác, như truyền thơng, xây dựng, tài chính, thơng tin, kinh doanh, cá nhân và các dịch vụ của chính phủ. Khơng bao gồm khoản bồi thường của nhân viên và thu nhập từ đầu tư (trước đây gọi là dịch vụ nhân tố) và thanh toán chuyển khoản.Dữ liệu thu thập từ WDI

 RIRit là lãi suất thực. Lãi suất thực tế là lãi suất cho vay điều chỉnh theo lạm phát được đo bằng tỷ lệ giảm phát GDP. Các điều khoản và điều kiện gắn liền với lãi suất cho vay khác nhau theo từng quốc gia, tuy nhiên hạn chế khả năng so sánh của họ.WDI

 INF là tỷ lệ lạm phát hàng năm. Lạm phát được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng, được đo lường bởi một rổ hàng hóa có chọn lọc, ngầm cho thấy tốc độ thay đổi giá trong nền kinh tế nói chung. Công thức Laspeyres thường được sử dụng. Nguồn WDI.

 POPit là mật độ dân số.

- POP là logarith của tổng dân số dựa trên định nghĩa trên thực tế của dân số, trong đó tính tất cả các cư dân bất kể tình trạng pháp lý hay quốc tịch. Các giá trị được hiển thị là ước tính giữa năm.WDI

- Tất cả biến số trong mơ hình đều được chuyển về dạng trung binh trượt 3 năm nhằm trải đều và giảm thiểu các tác động của chu kỳ kinh tế, giảm thiểu sự biến thiên bất thường, ảnh hưởng đến phương sai sai số thay đổi.

- Các mơ hình chủ yếu xem xét tác động tuyến tính và phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng kinh tế. Các biến SIZE ,OPE, RIRđóng vai trị như các biến kiểm sốt. Biến INF và biến POP đóng vai trị như các biến ngoại sinh tham gia vào mơ hình hồi quy phụ.

Tên biến Ký hiệu Nguồn thu

thập

Các nghiên cứu trước sửdụng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP WDI Manmohan S. Kumar và

Jaejoon Woo (2010); Reinhart và Rogoff (2010);…

Tỷ lệ nợ công trên GDP

D IMF Reinhart và Rogoff (2010);

Thomas Herndon, Michael Ash và Robert Pollin ( 2013);…

Quy mơ chính phủ SIZE WEO Fabrizio Balassone, Maura Francese và Angelo Pace (2011); Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010); …

Độ mở của nền kinh tế OPE WDI Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010); Klaus Masuch, Edmund Moshammer, Beatrice (2016); ..

Lãi suất thực RIR WDI Klaus Masuch, Edmund Moshammer, Beatrice (2016)

Tỷ lệ lạm phát hàng năm

INF WDI Ugo Panizza và F. Presbitero

(2013;..

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

POP WDI Ugo Panizza và F. Presbitero

(2013; Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo (2010);..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)