Kết quả nghiên cứu với mơ hình phi tuyến tính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Kết quả nghiên cứu với mơ hình phi tuyến tính:

Ước lượng dữ liệu bảng động, Sai phân moment tổng quát một giai đoạn (one-step) ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Biến quốc gia: Số quan sát = 335

Biến thời gian : Số quốc gia = 42

Số biến công cụ = 22 Số quan sát trên một quốc gia: GTNN = 7 Tiêu chuẩn thống kê (Wald) chi2 (11) = 293.23 GTTB = 7.98 P_value > chi2 = 0.000 GTLN = 8 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- | Robust

GGDP3 | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

---------+----------------------------------------------------------------------------------------- GGDP3 | L1. | .7386437 .2830212 2.61 0.009 .1839322 1.293355 | D3 | --. | -.0147044 .0117884 -1.25 0.212 -.0378093 .0084005 L1. | .0175584 .0060676 2.89 0.004 .0056661 .0294506 | OPE3 | --. | -.0113184 .0109528 -1.03 0.301 -.0327854 .0101487 L1. | -.0057123 .0162586 -0.35 0.725 -.0375785 .0261539 | SIZE3 | --. | .0686836 .4594178 0.15 0.881 -.8317587 .9691259 L1. | -.045041 .4481339 -0.10 0.920 -.9233673 .8332852 | RIR3 | --. | -.0242441 .0091564 -2.65 0.008 -.0421903 -.006298 L1. | .0163835 .0081548 2.01 0.045 .0004003 .0323667 | D23 | --. | -.0000218 .0000792 -0.28 0.783 -.0001771 .0001335 L1. | -3.44e-07 1.20e-07 -2.88 0.004 -5.79e-07 -1.10e-07 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Biến cơng cụ cho phương trình sai phân thứ 1

Tiêu chuẩn

D.(OPE3 SIZE3 POP3 y2008)

GMM-loại (Số biến bị mất=0, Biến công cụ riêng biệt cho từng giai đoạn) L(2/4).L.GGDP3

------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kiểm định tự tương quan bậc 1 của Arellano-Bond AR(1): z = -0.42 Pr > z = 0.675 Kiểm định tự tương quan bậc 2 của Arellano-Bond AR(2): z = 0.86 Pr > z = 0.389 ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kiểm định ràng buộc quá mức của Sargan: chi2 (11) = 4.30 Prob > chi2 = 0.960 (Khơng áp dụng robust, nhưng khơng yếu vì nhiều biến công cụ)

Kiểm định ràng buộc quá mức của Hansen: chi2 (11) = 14.32 Prob > chi2 = 0.216 (Áp dụng robust, nhưng có thể yếu vì nhiều biến cơng cụ.)

(Nguồn: Tính tốn bằng STATA 12 bởi tác giả)

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy với mơ hình phi tuyến tính

Tương tự như mơ hình tuyến tính, mơ hình dạng phi tuyến tính cũng thêm vào tuỳ chọn Robust để hạn chế vấn đề tự tương quan và phương sai sai số thay đổi trong mơ hình ước lượng dạng tổng quát. Do đó theo kết quả Bảng 4.3, giá trị p_value xấp xỉ 0.216 của tiêu chuẩn thống kê Hansen J trong mô hình, giả thuyết H0: Các biến công cụ được sử dụng trong mơ hình được cho là ngoại sinh trong kiểm định thống kê Hansen J không bị bác bỏ.

Đối với kiểm định tự tương quan, kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2, AR(2) của mơ hình là 0.389, khơng bị bác bỏ giả thiết H0 ở các mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%. Đồng thời, số biến công cụ đựơc sử dụng trong mơ hình là 22, nhỏ hơn 42 quốc gia, tương ứng với số đối tượng chéo trong mơ hình.

Một kết quả trùng hợp với mơ hình tuyến tính là tăng trưởng trong GDP trước hết chịu tác động cùng chiều bởi chính độ trễ thứ nhất, thể hiện một xu hướng phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng tăng trưởng sẵn có của mỗi quốc gia nhưng trong mơ hình này kết quả cho ra có sự tương quan mạnh mẽ hơn ở GDP quá khứ đến GDP hiện tại với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1% và mức độ thay đổi 1 đơn vị tăng lên trong tăng trưởng kinh tế quá khứ cao hơn trong tuyến tính với mức tăng lên xấp xỉ 0.739 đơn vị tăng lên trong tăng trưởng kinh tế hiện tại.

Khi thêm vào hiệu ứng phi tuyến ở dạng bình phương của nợ cơng, ảnh hưởng tức thời của nợ cơng đối với GDP ở mơ hình tuyến tính đã biến mất. Thay vào đó, một hiệu ứng ảnh hưởng chữ U ngược được ghi nhận. Ảnh hưởng cùng chiều của nợ công lên tăng

trưởng kinh tế và ảnh hưởng ngược chiều của bình phương nợ cơng đều có ý nghĩa ở mức 1%. Ta có thể mơ tả ảnh hưởng của nợ công đến tăng trưởng kinh tế lúc này như sau:

Trong đó:

 < 0, >0

 là hệ số ước lượng ảnh hưởng của nợ công lên tăng trưởng

 là hệ số ước lượng ảnh hưởng của bình phương nợ cơng lên tăng trưởng

Trước khi đến ngưỡng, ảnh hưởng của nợ cơng tn theo học thuyết Keynes, kích cầu nền kinh tế và đóng góp tích cực lên tăng trưởng. Tuy nhiên, đến một mức độ nào đó, ảnh hưởng này sẽ giảm dần, thậm chí phản ứng ngược lại do xuất hiện hiệu ứng lấn át đầu tư tư nhân, nhu cầu tiêu dùng giảm đi do tiết kiệm một phần thu nhập để trả phần thuế tăng thêm do ảnh hưởng của nợ cơng (hiệu ứng phi Keynes). Do đó, có thể thấy rằng, sự có mặt của nợ cơng bình phương hàm ý về một xu hướng giảm tăng trưởng sản lượng khi D càng lớn, hay nói cách khác, là tồn tại mơ hình ảnh hưởng dạng chữ U ngược như các nghiên cứu trước đây từng đề cập.

Tương tự như vậy, lãi suất thực cũng có tác động âm tức thời và tác động dương ở thời điểm cách đó một độ trễ. Ở tác động tức thời, sự tăng lên của lãi suất thực thường đồng nghĩa với sự sụt giảm trong đầu tư, dẫn đến một sự suy giảm ở tốc độ tăng trưởng GDP. Mặt khác, lãi suất thực ở độ trễ trước đó tăng lên, lại hàm ý một sự tích lũy tiết kiệm từ xã hội, tạo nội lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Hơn nữa, theo ngang giá lãi suất khơng phịng ngừa, trong điều kiện lãi suất nước ngồi khơng thay đổi, một sự gia tăng thêm trong lãi suất trong nước sẽ kéo theo một sự gia tăng trong tỷ giá giao ngay trong tương lai của đồng ngoại tệ, kích thích hoạt động thương mại, tạo tiền đề để tăng trưởng GDP. Do đó, lãi suất có tác động âm ở tức thời và tác động dương ở độ trễ thứ nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế ở các nước mới nổi và các nước đang phát triển (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)