MÔ TẢ CÁC BIẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi bất thường và đòn bẩy tài chính của các công ty trên sàn chứng khoán TP HCM , (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU

3.2 MÔ TẢ CÁC BIẾN

3.2.1 Biến tỷ suất sinh lợi bất thường (CAAR)

Biến TSSL bất thường tích lũy (Cumulative average abnormal Return – CAAR) của cổ phiếu được tính như sau:

ARi,t =Ri. t – E(R)i, t

Trong đó Ri,t là TSSL hàng năm của cổ phiếu i vào năm t ; và E (Ri,t) là tỷ suất kỳ vọng trên cổ phiếu i trong năm t, được đại diện bởi TSSL chỉ số VNINDEX. Biến TSSL bất thường cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Brown & Warner (1985) Campbell và cộng sự (1997).

Để đo lường thành quả cơng ty trước đó có nhiều tác giả sử dụng các phép đo lường khác nhau. Hamada (1972) sử dụng phương pháp TSSL trên sổ sách kế toán, TSSL trên sổ sách khơng chính xác so với TSSL cổ phiếu có bao hàm kỳ vọng của các nhà đầu tư về giá trị của các công ty trong tương lai. Bhandari (1988) sử dụng TSSL có điều chỉnh lạm phát tạo nên một cải tiến so với thước đo TSSL trên sổ sách kế toán

được sử dụng bởi Hamada (1972), tuy nhiên vẫn còn hạn chế như trên. Các nghiên cứu của Dimitrov và Jain (2008) và Korteweg (2010) sử dụng TSSL được điều chỉnh cho những thay đổi của thị trường. Vì trong TSSL cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi xu hướng thị trường nên nhà đầu tư đo lường hoạt động của công ty bằng cách loại bỏ tác động của những thay đổi cổ phiếu thị trường trong một thời gian nắm giữ và do đó sử dụng TSSL tích lũy bất thường (Campbell, Lo, MacKinley, 1997).

3.2.2 Biến địn bẩy tài chính (GEAR)

Trong bài nghiên cứu này, biến địn bẩy tài chính được tính tốn dựa trên giá trị sổ sách của cơng ty:

GEAR (Đòn bẩy) = Tổng nợ

Tổng Tài sản

Các nghiên cứu trước đây đã sử dụng giá trị sổ sách (ví dụ, Muradoglu & Sivaprasad, trên báo chí) và giá trị thị trường (ví dụ, Gomes & Schmid, 2010) để ước lượng địn bẩy của cơng ty. Bài nghiên cứu này sử dụng địn bẩy tính theo giá trị sổ sách vì theo Schwartz (1959) lập luận rằng đòn bẩy sổ sách thể hiện những tài sản thực có của cơng ty, khác với địn bẩy tính trên giá thị trường có bao hàm cả những “kỳ vọng” về sự tăng trưởng trong tương lai, điều gần như không thể chắc chắn ở hiện tại. (Myers, 1977).

3.2.3 Biến quy mô công ty (SIZE)

Biến quy mô công ty được thể hiện bằng giá trị vốn hóa thị trường của cơng ty. Giá trị vốn hóa thị trường được định nghĩa là giá cổ phiếu đóng cửa nhân với số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.

Dễ dàng nhìn thấy rằng các doanh nghiệp lớn thường có dịng tiền ổn định hơn nên rủi ro phá sản thấp vì thế nhà đầu tư sẽ yêu cầu TSSL thấp hơn so với các cơng ty khác. Vì vậy tác giả kỳ vọng rằng mối quan hệ giữa SIZE và AR là âm.

3.2.4 Biến giá thị trường trên giá trị sổ sách (MTB)

Biến giá trị thị trường trên sổ sách (Market-to-Book ratios) cho thấy tỷ lệ giữa giá trị cổ phiếu trên thị trường và giá trị được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu đóng cửa chia cho giá trị sổ sách của vốn cổ phần. Theo nghiên cứu của Stephen và cộng sự (2005) thì MTB có mối tương quan nghịch với TSSL của cổ phiếu. Điều này cho thấy rằng trong dài hạn thì trường sẽ điều chỉnh giá cổ phiếu về giá trị nội tại. Tác giả cũng kỳ vọng rằng mối quan hệ này là âm trong bài nghiên cứu của mình.

3.2.5 Biến chỉ số Giá trên thu nhập (PE)

P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại. Đây là một trong những chỉ số phổ biến được niêm yết trên thị trường chứng khoán, trước hết biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lời thu được từ cổ phiếu đó.

Một cơng ty có chỉ số P/E càng cao thì kỳ vọng của thị trường vào lợi nhuận của cơng ty càng cao, do đó thu hút được càng nhiều các nhà đầu tư. Còn ngược lại khi họ ít hoặc khơng kỳ vọng vào khả năng sinh lời lớn của cơng ty thì mức giá họ sẵn sàng bỏ ra khi mua cổ phiếu thấp, dẫn đến chỉ số P/E thấp, biểu hiện giá cổ phiếu này đang trên xu hướng giảm.

Khi chỉ số P/E ở mức cao chứng tỏ thị trường đang định giá cao cổ phiếu, như vậy có xu hướng trong dài hạn thì TSSL của cổ phiếu sẽ thấp và ngược lại. Vì thế tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa P/E và TSSL có mối quan hệ âm.

3.2.6 Biến hệ số rủi ro thị trường (RISK)

Biến rủi ro thị trường của cổ phiếu được đo lường bằng hệ số beta () theo mơ hình CAPM, được ước tính mỗi năm sử dụng dữ liệu hàng tháng của cổ phiếu trên sàn HSX. Theo lý thuyết CAPM thì nhà đầu tư cổ phiếu có hệ số beta cao được kỳ vọng nhận được TSSL cao tương ứng.

Vì vậy tác giả kỳ vọng rằng giữa AR và biến rủi ro thị trường sẽ có tương quan dương.

3.2.7 Biến lãi suất thị trường (INTEREST)

Nghiên cứu cũng xem xét tác động biến vĩ mô lên TSSL cổ phiếu. Ở đây, tác giả sử dụng biến lãi suất vì đây là biến vĩ mơ thích hợp nhất để kiểm sốt tác động của tình hình nền kinh tế mà cụ thể là mơi trường chính sách tiền tệ lên mối quan hệ của địn bẩy tài chính lên TSSL. Lãi suất lấy lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng được tổng hợp bởi IMF trong công bố IFS.

Khi lãi suất cho vay toàn thị trường cao đều này tương ứng với việc chi phí tài trợ của doanh nghiệp sẽ tăng lên tương ứng và thơng thường thì trong mơi trường lãi suất cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giảm.

Vì vậy tác giả kỳ vọng rằng giữa lãi suất và CAAR của cổ phiếu có tương quan âm.

3.2.8 Biến địn bẩy trung bình ngành (INDUSTRY GEARING)

Biến địn bẩy ngành được ước tính bằng trung bình địn bẩy của các cơng ty trong mỗi ngành công nghiệp theo từng năm. Mỗi ngành khác nhau sẽ có cấu trúc vốn khác thể hiện đặc tính kinh doanh riêng của từng ngành, vì vậy sử dụng địn bẩy ngành để kiểm soát hiệu ứng từ ngành nghề tác động đến TSSL của doanh nghiệp là điều đáng quan tâm. Hiện nay có rất ít các nghiên cứu tách biệt ảnh hưởng của ngành lên TSSL của cổ phiếu. Bài nghiên cứu này kỳ vọng tìm ra bằng chứng về mối quan hệ giữa ngành nghề và TSSL của cổ phiếu.

3.2.9 Biến chỉ số cạnh tranh của ngành (HI)

Mức độ cạnh tranh của ngành được đo lường bằng chỉ số Herfindahl (HI), được định nghĩa là:

Herfindahl Index j = 2 1 IJ I i S  

Trong đó, Sij là thị phần của cơng ty i trong ngành j. Tính tốn trên được thực hiện cho mỗi ngành công nghiệp. Chỉ số này cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Hou và Robinson (2006). Chỉ số Herfindahl được sử dụng rất phổ biến, chỉ số này lấy tỷ trọng doanh thu thuần của một cơng ty để tính tốn thị phần. Giá trị nhỏ của chỉ số Herfindahl từ (0-1800) có nghĩa là thị trường được chia sẻ bởi nhiều công ty cạnh tranh, trong khi giá trị lớn (1800-10,000) cho thấy thị phần tập trung trong tay một vài công ty lớn. Các công ty được sắp xếp vào nhóm vào chỉ số Herfindahl. Nhóm 1 tương ứng với các cơng ty có chỉ số HI thấp, và nhóm 5 là nhóm cơng ty có chỉ số HI cao nhất.

3.2.10 Biến kiểm sốt của chính phủ (REGULATION)

Một biến giả được sử dụng để xác định cơng ty có hoạt động trong ngành bị chính phủ kiểm soát và quản lý hay khơng. Trong mẫu nghiên cứu này, ngành bị kiểm sốt là Năng lượng và Khai khống. Nếu cơng ty thuộc ngành bị kiểm sốt thì biến giả bằng 1, cịn ngược lại thì biến giả bằng 0.

Ngành nghề nếu bị chính phủ kiểm sốt thơng thường mức độ cạnh tranh thấp, các cơng ty khác khó lịng tham gia vào thị trường. Vì vậy chúng ta kỳ vọng rằng, nếu một cơng ty hoạt động trong ngành bị kiểm sốt thì sẽ đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn do tính độc quyền cao, và rủi ro phá sản do cạnh tranh sẽ rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi bất thường và đòn bẩy tài chính của các công ty trên sàn chứng khoán TP HCM , (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)