Đóng góp của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên đối với ý định nghỉ việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng công việc (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.3. Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu đưa ra mơ hình về mối quan hệ giữa nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, sự hài lịng cơng việc và ý định nghỉ việc của nhân viên y tế đang công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những phát hiện của nghiên cứu này có nhiều tác động đến nhà quản lý các cơ sở y tế, chăm sóc sức khoẻ. Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy nghiên cứu này có những đóng góp tích cực như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu đã cung cấp những thơng tin có ý nghĩa cho các nhà quản lý nhân lực y tế về nhận thức của nhân viên đối với sự hỗ trợ từ tổ chức; sự tương tác, trao đổi giữa người quản lý và nhân viên, sự hài lịng của nhân viên trong cơng việc và ý định nghỉ việc của nhân viên trong bối cảnh lĩnh vực y tế tại Việt Nam. Trước đây, các nhà quản lý tập trung vào việc nâng cao chế độ đãi ngộ, thăng tiến, đào tạo,.. để làm nhân viên cảm thấy hài lịng và giảm đi ý định nghỉ việc thì hiện nay, các nhà quản lý trên thế giới quan tâm nhiều hơn đến sự hỗ trợ từ tổ chức đối với nhân viên và sự tương tác giữa người quản lý và nhân viên cấp dưới. Theo đó, các cá nhân trong một xã hội tập thể phụ thuộc nhiều hơn vào việc phát triển và

59

duy trì mối quan hệ đối với người quản lý, bởi vì điều này giúp những cá nhân đó có thể đạt được sự thuận lợi trong công việc. Khi mối quan hệ giữa người quản lý và nhân viên cấp dưới được tốt đẹp sẽ làm cho nhân viên cảm thấy hài lòng và giúp nhân viên nâng cao cam kết đối với tổ chức và làm giảm đi ý định nghỉ việc của họ. Điều này là phù hợp với bối cảnh làm việc trong các tổ chức y tế hiện nay. Bên cạnh đó, mối quan hệ trao đổi giữa nhân viên và tổ chức đã được ghi nhận đáng kể trong các lý thuyết (Aselage & Eisenberger, 2003; Robinson & Rousseau, 1994; Rousseau, 1989; Wayne và cộng sự, 2002). Nghiên cứu này tìm thấy rằng những nhân viên được tổ chức đối xử tốt sẽ hài lịng với cơng việc của họ, và cuối cùng, ít có khả năng nghỉ việc (theo Allen và cộng sự, 2003; Rhoades và cộng sự, 2001). Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với khái niệm Nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức của Eisenberger và cộng sự (1986) cho đối tượng nhân viên.

Thứ hai, nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức và sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên được phát hiện rằng có sự tác động gián tiếp đến ý định nghỉ việc thông qua vai trị trung gian của sự hài lịng cơng việc. Không những thế, nhận thức về sự hỗ trợ từ tổ chức cịn có tác động trực tiếp đến ý định nghỉ việc. Từ đó, các nhà quản lý có thể đề ra những chiến lược phù hợp để nâng cao sự hài lòng và làm giảm ý định nghỉ việc của nhân viên y tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên đối với ý định nghỉ việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng công việc (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)