Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên đối với ý định nghỉ việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng công việc (Trang 35 - 38)

Mơ hình nghiên cứu đề xuất gồm có 4 thành phần: nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, sự hài lịng cơng việc, ý định nghỉ việc với 5 giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1a: Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức có tác động nghịch chiều đối với ý định nghỉ việc.

Giả tuyết H1b: Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức có tác động cùng chiều đối với sự hài lịng cơng việc.

Giả thuyết H2a: Sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên có tác động nghịch chiều đối với ý định nghỉ việc.

Giả thuyết H2b: Sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên có tác động cùng chiều đối với sự hài lịng cơng việc.

Giả thuyết H3: Sự hài lịng cơng việc có tác động nghịch chiều đối với ý định nghỉ việc.

Nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức

Sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên Sự hài lịng cơng việc Ý định nghỉ việc

27

Tóm tắt chương 2:

Chương 2 đã trình bày các lý thuyết trao đổi xã hội, thuyết trao đổi lãnh đạo – thành viên, một số lý thuyết về sự hài lòng như thuyết cấp bậc nhu cầu, thuyết kỳ vọng, thuyết hai nhân tố, thuyết về bản chất con người, đồng thời dẫn ra các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên, sự hài lịng cơng việc và ý định nghỉ việc. Chương này cũng làm rõ các khái niệm cũng như các lập luận giả thuyết và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất của luận văn.

28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu 3.1. Giới thiệu

Chương 2 đã trình bày các khái niệm và biện luận giả thuyết, đề xuất mơ hình nghiên cứu. Trong chương 3, luận văn sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu, điều chỉnh và phát triển các thang đo, kiểm định mơ hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần: thiết kế nghiên cứu, các thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu, đánh giá sơ bộ thang đo và giới thiệu nghiên cứu chính thức.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính

Nghiên cứu sơ bộ định tính là nghiên cứu thơng qua phương pháp phỏng vấn thử, dữ liệu được thu thập là dữ liệu sơ cấp. Nghiên cứu sơ bộ nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu đã tiến hành thảo luận nhóm trên một dàn bài là “Dàn bài thảo luận” (tham khảo phụ lục 1a và 1b) cho những người được phỏng vấn về những vấn đề liên quan đến các khái niệm như sự hài lịng cơng việc, ý định nghỉ việc, với bao gồm 7 nhân viên làm việc trong lĩnh vực y tế vào tháng 8/2018 để các biến quan sát được sàng lọc phù hợp với tình hình của các cơ sở y tế tại Việt Nam trước khi bước vào phỏng vấn chính thức, việc thảo luận sẽ được thực hiện dựa trên việc cho người phỏng vấn tự chọn các biến quan sát phù hợp với tình hình của cơ sở y tế nơi họ đang làm việc. Các biến quan sát có ít người chọn hoặc khơng được chọn sẽ bị loại khỏi thang đo, khơng có biến quan sát mới được đưa vào nghiên cứu. Sau khi tiến hành thảo luận nhóm 7 nhân viên đang cơng tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua phân tích điều chỉnh kết hợp với thang đo gốc, cũng như loại bỏ các biến khơng phù hợp với văn hóa Việt Nam, luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi định lượng sơ bộ gồm 18 biến quan sát dựa theo mơ hình nghiên cứu đề nghị. Sau đó, sử dụng bảng câu hỏi này tiến hành phỏng vấn thử các nhân viên tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để tham khảo về bảng câu hỏi xem họ có hiểu rõ ý nghĩa bảng câu hỏi và tiến hành điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp nhất theo ý kiến đóng góp của những nhân viên này. Theo Hair và cộng sự năm 1998, do phân tích EFA cần có kích cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100, và do luận văn sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM nên số mẫu cần thực hiện phải lớn. Do đó, số lượng mẫu được lựa chọn cho phỏng vấn thử sẽ là 100 mẫu.

29

3.2.2. Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa nhận thức sự hỗ trợ từ tổ chức, sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên đối với ý định nghỉ việc thông qua vai trò trung gian của sự hài lòng công việc (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)