Đóng góp mới của đề tài:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 26 - 30)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.4. Đóng góp mới của đề tài:

Luận văn này làm sáng tỏ tác động của tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, khám phá xem có tồn tại mức ngưỡng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế hay khơng? Nếu có tồn tại một mức ngưỡng “tối ưu” thì dựa trên cơ sở đó các nhà hoạch định chính sách có thể đề xuất các biện pháp nhằm phát triển khu vực tài chính để từ đó góp phần thức đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, nếu biết các mức ngưỡng của mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng kinh tế thì sẽ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạch định được chính sách phát triển cho riêng mình.

TĨM TẮT CHƯƠNG 2

Từ việc xem xét khung lý thuyết ở trên, ta có thể thấy rằng có rất nhiều nhà nghiên cứu cùng thống nhất quan điểm rằng giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ phi tuyến, mà cụ thể đó là mối quan hệ chữ “U-ngược”. Các kết quả nghiên cứu của những học giả trước đây chỉ ra rằng: không phải cứ tăng quy mơ của khu vực tài chính thì sẽ tốt cho nền kinh tế mà phải có một mức độ phát triển tài chính phù hợp. Đồng thời, các lý thuyết, các nghiên cứu của các học giả đều xuất phát từ cơ sở thực tế, từ thực trạng phát triển tài chính và kinh tế ở các quốc gia mà họ nghiên cứu, chính vì vậy nó đều là cơ sở vững chắc cho đề tài nghiên cứu này.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Nền kinh tế hàng hoá và sự xuất hiện của tiền tệ là cơ sở hình thành tài chính. Trong nền kinh tế hàng hố - tiền tệ hàng hóa sản xuất ra để trao đổi và bán. Hoạt động trao đổi, bán hàng hoá tạo ra thu nhập cho người sản xuất hàng hố. Khoản thu nhập này chính là giá trị của hàng hoá tồn tại dưới dạng tiền tệ. Các khoản thu nhập này hình thành nên những quỹ tiền tệ của các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất.

Cùng với nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ là sự ra đời của nhà nước, yếu tố quan trọng cho sự hình thành và phát triển tài chính. Nhà nước bằng quyền lực chính trị của mình đã buộc các chủ thể trong nền kinh tế phải đóng góp một phần thu nhập, của cải của mình để hình thành một quỹ tiền tệ tập trung được gọi là quỹ Ngân sách nhà nước nhằm phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, bao gồm chi tiêu để duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và chi tiêu để phục vụ việc thực hiện các chức năng quản lý vĩ mơ của nhà nước. Q trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung này làm hình thành nên các hoạt động phân phối diễn ra giữa nhà nước và các chủ thể kinh tế khác trong xã hội.

Ví dụ hoạt động nộp thuế của các doanh nghiệp, dân cư cho nhà nước, hoặc hoạt động tài trợ, trợ cấp của nhà nước đối với các doanh nghiệp, dân cư... Như vậy, quá trình tạo lập và sử dụng quỹ Ngân sách nhà nước đã làm nảy sinh các hoạt động tài chính giữa các chủ thể kinh tế với Nhà nước, làm cho các hoạt động tài chính thêm phát triển đa dạng.

Tóm lại, sự tồn tại của nền sản xuất hàng hoá - tiền tệ và nhà nước được coi là những tiền đề phát sinh và phát triển của tài chính.

3.1.Tình hình phát triển tài chính tồn cầu:

Theo Vedder, R. K., & Gallaway, L. E. (1998): “Trong thời gian cuối thế kỷ

19, đầu thế kỷ 20 chỉ có ít sự phối hợp quốc tế về mặt tài chính. Điều này đã thay đổi một cách đáng kể sau chiến tranh thế giới thứ hai, và ngày nay sự thay đổi này đang tiếp tục diễn ra”.

Kinh tế thế giới đạt mức độ phát triển mạnh mẽ khi các quan hệ kinh tế quốc tế – giao dịch hàng hóa và dịch vụ, sự di cư lao động, vốn...diễn ra dễ dàng hơn. Để chiếm được ưu thế cạnh tranh từng quốc gia sẽ tập trung vào những hoạt động kinh tế mà nó có cơ hội về chi phí thấp. Nhưng tất cả các hoạt động kinh tế này cần phải được cấp vốn, sự ổn định của hệ thống tài chính quốc tế là điều quan trọng đối với sự tăng trưởng liên tục trong thương mại trên thế giới. Tuy nhiên điều này sẽ không hề dễ dàng bởi thực tế là phần lớn các quốc gia có tiền tệ của riêng mình, các quy tắc và điều tiết chi phối các giao dịch tài chính khác nhau rất nhiều giữa các quốc gia.

Trong thời gian cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chỉ một số ít quốc gia có sự hợp tác về mặt tài chính. Trung tâm tài chính của thế giới lúc bấy giờ là Luân Đôn mà điều kiện để các quốc gia có thể giao dịch ở đây là các quốc gia đó phải theo chế độ bản vị vàng. Nếu một quốc gia sử dụng tiền tệ của mình quá nhiều để mua hàng nhập khẩu hoặc để đầu tư ở nước ngồi họ sẽ mất dự trữ vàng của mình, buộc phải hạn chế nguồn cung tiền và hạn chế cho vay do đó thường dẫn đến thiểu phát. Điều này làm cho xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm ở các quốc gia nhờ đó điều chỉnh vấn đề mất cân đối của cán cân thanh toán. Nhiều học giả tin rằng hệ thống này đã hoạt động tốt một cách hợp lý trong thời gian từ 1871 đến 1914.

Khi Chiến tranh Thế giới Thứ nhất nổ ra đã dẫn đến các dịng vốn quốc tế lúc này ln chuyển vơ cùng lớn do các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp và Đức bị chìm sâu trong nợ nần nên đã vay mượn từ các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Hiệp ước Véc-xây (1919) đã quy định các lệ phí bồi thường có tính trừng phạt đối với Đức, nước mà sau đó đã bắt đầu các chính sách siêu lạm phát, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho mình. Những cố gắng thiết lập lại tiêu chuẩn vàng trong thập niên 1920 chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Vào năm 1931 nước Anh đã vĩnh viễn từ bỏ chế độ bản vị vàng và hai năm sau nước Mỹ cũng làm như vậy.

Lý do xảy ra cuộc đại suy thoái của thập niên 1930 là sự sụt giảm mạnh thương mại quốc tế mà nguyên nhân một phần là do hàng rào thuế quan ở các nước quá cao. Nhưng từ năm 1934, các quốc gia đã bắt đầu giảm đi các rào cản thương mại bằng việc thống nhất Đạo luật về hợp đồng thương mại tương hỗ tại Mỹ. Những

tưởng tài chính quốc tế sẽ có bước đột phá mới nhưng Chiến tranh Thế giới Thứ hai năm 1939 ( cuộc chiến tranh tốn kém nhất, đau thương nhất) lại nổ ra. Nó đã ngăn cản thương mại thế giới và từ đây xuất hiện các phương thức mới trong hợp tác quốc tế để hỗ trợ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)