3.1 .1Các thể chế quốc tế mới
3.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế:
Những diễn biến mới nhất về nền kinh tế thế giới cho thấy rằng nó đang phải đối mặt với giai đoạn tăng trưởng suy giảm, một số nhà kinh tế đã miêu tả tình trạng này như một sự "đình trệ kéo dài". Các thị trường mới nổi cũng sẽ khó xây dựng lại thặng dư ngân sách trước tình trạng kinh tế tăng trưởng chậm, trong khi thặng dư ngân sách rất cần thiết để Chính phủ thúc đẩy chi tiêu và cắt giảm thuế trong tương lai gần.
Các kết quả nghiên cứu của Báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (báo cáo được thực hiện 2 lần mỗi năm của IMF) cho rằng kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng đã đạt được trước năm 2008. Họ cũng cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới sẽ trở nên tồi tệ hơn so với các cuộc khủng hoảng trước đó, nó cũng sẽ khiến tỷ lệ các nền kinh tế có khả năng mở rộng giảm đi. IMF cho rằng sự suy giảm trong tăng trưởng sản lượng tiềm năng đi liền với mức lạm phát ổn định, song hành với thực trạng dân số già và tỷ lệ tăng trưởng năng suất suy yếu tại một số thị trường mới nổi. Trung Quốc là quốc gia có sự suy giảm rõ rệt nhất trong tăng trưởng sản lượng tiềm năng, nước này đang cố gắng cân bằng lại nền kinh tế bằng
việc xúc tiến đầu tư và kích thích tiêu thụ. IMF dự báo mức tăng trưởng sản lượng tiềm năng của thế giới sẽ là 1,6% một năm, trong giai đoạn 2015 - 2020. Con số này nhỉnh hơn so với tốc độ tăng trưởng trong vòng 7 năm qua, nhưng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng trước khủng hoảng, khi sản lượng tiềm năng được mở rộng đến mức 2,25% một năm. Sự suy giảm tại các thị trường mới nổi thậm chí được cho là sắc nét hơn tại các khu vực khác. Sản lượng tiềm năng được dự báo sẽ giảm từ 6,5% trong giai đoạn 2008-2014 xuống còn 5,2% trong giai đoạn 5 năm tiếp theo.
Dưới đây là tóm lược nét chính về kinh tế của một vài quốc gia:
Để làm rõ hơn về tình hình phát triển kinh tế trên thế giới, và để có cái nhìn chung nhất về kinh tế thế giới thì tác giả đã lựa chọn ra 19 quốc gia tiêu biểu, đại diện cho các quốc gia phát triển và đang phát triển trong số 79 quốc gia trong mẫu nghiên cứu.
Argentina
Argentina một trong những nền kinh tế lớn nhất tại Nam Mỹ nhưng nó đã gặp khơng ít khó khăn về kinh tế thậm chí khi chưa có cuộc khủng hoảng tồn cầu. Chính sách mở rộng kinh tế làm tăng trưởng quá nhanh và gây lạm phát, trong khi nguồn thu thuế lại giảm do giá nơng sản xuất khẩu hạ vì thực trạng giá chung trên thị trường thế giới. Chính phủ nước này đã phải đưa ra các biện pháp tăng nguồn thu từ thuế bằng cách tăng thuế xuất khẩu nông nghiệp nhưng biện pháp này đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ người dân, đặc biệt là nông dân. Tổng thống Cristina Fernandez (người nắm quyền trong tháng 12/2007) đã thực hiện tư nhân hóa hệ thống trợ cấp hưu trí nhằm hỗ trợ cho ngân sách Chính phủ.
Australia
Úc ln là một trong những nền kinh tế ổn định nhất thế giới kể từ năm 1991. Họ hưởng lợi từ việc Trung Quốc và Ấn Độ tăng nhập khẩu nguyên liệu thô. Tuy nhiên, những nền kinh tế dựa nhiều vào nhập khẩu ngun liệu thơ gặp khó khăn từ khi có khủng hoảng tài chính trên tồn thế giới bắt đầu vào giữa năm 2008. Các doanh nghiệp khai thác, chế biến thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm vốn và giảm công nhân để cầm cự qua khung hoảng. Dẫn tới việc Chính phủ nước này (Thủ tướng Kevin Rudd) thơng báo kế hoạch kích thích kinh tế Úc với gói
kích cầu lên tới 42 tỷ đôla Úc (26.5 tỷ đôla Mỹ) nhằm tránh để Úc bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Brazil
Với vị thế là nền kinh tế lớn nhất Châu Mỹ Latin, Brazil luôn dẫn đầu thế giới về kim ngạch xuất khẩu với các loại hàng hóa từ thịt bị và gà, nước cam và cà phê. Nhưng hiện nay, Brazil đã bị ảnh hưởng mạnh do giá cả hàng hoá trên thế giới giảm vì cầu thị trường nơng sản giảm đi. Thị trường chứng khoán cũng bị sụt điểm sau khi giới đầu tư nước ngoài thu hồi vốn do lo ngại đồng vốn sẽ bị mất mát, một phần cũng vì bù đắp cho các thị trường khác. Khủng hoảng tài chính làm cho hệ thống ngân hàng Brazil lao đao, dẫn tới việc hàng loạt ngân hàng nước này tuyên bố phá sản và sáp nhập (điển hình như vụ sáp nhập đình đám giữa 2 ngân hàng lớn là Unibanco và Itau và sẽ có thể có thêm các vụ sát nhập mới trong tương lai). Chính phủ Brazil đã nhận được nhiều lời đề nghị tài trợ vốn từ Mỹ và các nước Châu Âu (như "Mua hàng Mỹ" trong gói cứu trợ 787 tỷ đơla Hoa Kỳ) tuy nhiên chính quyền Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã phản đối chính sách có phần mang tính chất bảo hộ này.
Canada
Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được lập ra một lần nữa khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa Canada và Mỹ ( Mỹ đã nhập tới ¾ số hàng hóa xuất khẩu từ Canada). Ngành công nghiệp xe hơi của Canada cũng gặp khó khăn như ngành này tại Hoa Kỳ. Canada đã áp dụng các biện pháp kinh tế tương tự như Hoa Kỳ như cắt lãi suất và đưa ra gói kích thích, mặc dù khơng có kết quả nhiều như ý muốn so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng của Canada và thị trường bất động sản khá hơn so với Mỹ, và ít chịu ảnh hưởng của tín dụng thứ cấp. Quốc hội Canada thơng qua gói kích thích 40 tỷ đơla Canada (32 tỷ đôla Mỹ) được lấy một phần của ngân sách hàng năm để khắc phục hậu quả hậu khủng hoảng.
Trung Quốc
Trung quốc được gọi là “con rồng của Châu Á”, Trung Quốc đã vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Tuy nhiên khủng hoảng kinh tế thế giới gây ra tác động không hề nhỏ cho kinh tế Trung Quốc. Xuất khẩu Trung Quốc bị
ảnh hưởng mạnh do nhu cầu thế giới giảm với hàng triệu người thất nghiệp bởi hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp tuyên bố ngừng hoạt. Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã cảnh báo rằng tình trạng này có thể gây bất ổn xã hội. Đồng thời, việc Trung Quốc cắt bớt nhập khẩu nguyên vật liệu đã tạo phản ứng dây truyền với các quốc gia xuất khẩu. Điều này khiến làm tiêu tan hy vọng rằng các thị trường mới nổi lên có thể cứu cánh cho đà chững lại của kinh tế thế giới.
Pháp
Pháp là một nền kinh tế phát triển lâu đời, có nền móng vững mạnh. Tuy nhiên nó cũng khơng nằm ngồi vịng xốy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với mức thâm hụt mậu dịch mức kỷ lục 55.7 tỷ euro (71.4 tỷ đôla) trong năm 2008. Hàng triệu người lao động Pháp trong cả hai lĩnh vực cơng cộng và tư nhân đã đình cơng để phản đối cách Chính phủ đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính phủ đã đưa ra kích thích kinh tế có 26 tỷ euro (33.1 tỷ đôla) nhằm khôi phục tăng trưởng. Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ cho các ngành công nghiệp Pháp, đặc biệt là ngành chế tạo xe hơi để phục hồi nền kinh tế.
Đức
Đức là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng EUR tuy nhiên những dự báo gần đây cho rằng Đức sẽ phải đối mặt với đợt suy thối chưa từng có. Thật vậy, nền kinh tế Đức tăng trưởng âm 2,25% trong năm 2009, là mức kém nhất của Đức kể từ thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ II. Nền kinh tế Đức vốn dựa nhiều vào xuất khẩu bị ảnh hưởng do nhu cầu ở các quốc gia khác giảm bởi sự phát triển tồn cầu chậm lại. buộc Chính phủ nước này phải thơng qua kế hoạch kích thích 50 tỷ euro (63 tỷ đơla) và Thủ tướng Angela Merkel nói rằng Đức sẽ thốt khỏi cơn khủng hoảng và vực dậy mạnh mẽ hơn. Bà nói "Chúng tơi đang hoạt động trên ngun tắc là kinh tế Đức mạnh và do đó có thể chấp nhận đối phó với những lúc khó khăn".
Ấn Độ
Trong ba tháng cuối năm 2008 Ấn Độ đã bị ảnh hưởng từ suy thối tồn cầu dẫn đến tăng trưởng kinh tế giảm sút. Nông nghiệp, vốn chiếm 20% kinh tế là một trong những khu vực tăng trưởng giảm. Chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh nay phải đối mặt với kỳ tổng tuyển cử bắt đầu vào ngày 16 tháng Tư. Chính phủ đảng
Quốc đại mong sẽ tiếp tục nắm quyền với cam kết bỏ trợ cấp nơng nghiệp và chương trình bảo đảm việc làm.
Indonesia
Indonesia đã được hưởng lợi khá nhiều từ xu hướng tồn cầu hóa trong những năm gần đây với kinh tế tăng trưởng 6,1% trong năm 2008. Tuy nhiên, lúc này các doanh nghiệp phương Tây bắt đầu cắt giảm sản lượng trong quí 4/2008, xuất khẩu của Indonesia sụt đáng kể trong giai đoạn này. Để giúp vực dậy nền kinh tế, Chính phủ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã thơng qua gói cứu trợ lên tới 6 tỷ đơla. Nhưng với các khoản nợ nước ngồi gấp nhiều lần (ước tính tới 151.7 tỷ đơla) đã thực sự tạo một gánh nặng không hề nhỏ đối với ngân sách, thêm vào đó vấn nạn tham nhũng gia tăng đã tạo mối lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Italy
Ý là một trong những nước đầu tiên bị suy thoái trong EU và Ý cũng là một trong những nước đầu tiên thơng qua chương trình kích thích kinh tế. Trong tháng 11/2008, Chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi thơng qua gói kinh tế 80 tỷ euro (102 tỷ đôla) bao gồm giảm thuế, hỗ trợ người mua nhà, giảm nợ (Ý là nước có tỷ lệ nợ nần cao thứ ba thế giới, với dự kiến nợ tăng tới 110% GDP)…
Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản thừa nhận cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay là tồi tệ nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II. Nguyên nhân do nhu cầu về các sản phẩm điện tử và xe hơi giảm mạnh trên toàn cầu. Người tiêu dùng cũng giảm mua sắm do thất nghiệp tăng. Nền kinh tế của Nhật Bản sụt giảm 3,3% trong quý 4/2008, phản ánh mức độ suy giảm tồi tệ nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ hồi thập niên 1970. Xuất khẩu của Nhật giảm 45,7% mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Mexico
Cũng giống Canada, nền kinh tế Mexico phụ thuộc lớn vào Mỹ. Khi Phố Wall gặp vấn đề thì Mexico cũng khó tránh khỏi rắc rối. Theo Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tỷ lệ xuất khẩu của Mexico sang Mỹ tăng 85%, và điều đó cũng có nghĩa là đất nước này cũng dễ bị tổn thương khi nhu cầu nhập khẩu của
Hoa Kỳ giảm. Mexico cũng dựa nhiều vào nguồn kiều hối từ lao động của nước này nhưng hiện nay nó cũng bắt đầu có xu hướng giảm.
Nga
Kinh tế Nga phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu thô, khi giá dầu thế giới giảm hậu quả sẽ vô cùng to lớn. Thị trường chứng khoán Nga sụt điểm trong kỳ khủng hoảng 2008 và ngân hàng trung ương đã chi tiêu hàng tỷ đô la nhằm hỗ trợ cho đồng rúp đang mất giá. Bất ổn xã hội nổ ra tại Vladivostok, trong khi cuộc khủng hoảng tài chính đã làm giảm 66% khối tài sản khổng lồ của 10 tỷ phú của Nga. Các dự án đầu tư nước ngoài cũng bị ảnh hưởng do doanh nghiệp nhà nước muốn nắm quyền kiểm soát các dự án đầu tư.
Ả rập Saudi
Vương quốc này thuộc khối G20, là thành viên của các nước xuất dầu OPEC. Suy thối tồn cầu làm nhu cầu xăng dầu giảm và giá dầu tiếp tục hạ mặc dù OPEC nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng Ả Rập Saudi và các nước láng giềng sẽ bị thâm hụt tài chính 3,1% GDP trong năm 2009, đánh dấu sụt giảm lớn từ ngưỡng thặng dư tài chính 22,8% GDP trong năm 2008.
Nam Phi
Nam Phi là nước có nền kinh tế lớn nhất lục địa Châu Phi trong khối G20. Nước này bị ảnh hưởng do suy thối tồn cầu và kinh tế phát triển âm lần đầu tiên trong 10 năm (quý 4/2008). Tháng 12/2008 kinh tế Nam Phi sụt 1.8% . Giống như Brazil, Nam Phi mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng do suy thối nhưng vẫn khơng chấp nhận sự bảo hộ từ các nước phát triển mà muốn tự thân vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại.
Nam Hàn (Hàn Quốc)
Nền kinh tế Hàn Quốc phát triển âm 3,4% (quý 4/2008) đối mặt với "thực trạng kinh tế khẩn cấp". Chính phủ tại Seoul, cũng như các nước láng giềng trong khu vực lo sợ kinh tế tồn cầu chậm lại có thể dẫn đến một sự lặp lại của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997-1998. Chính phủ đã cơng bố gói cứu trợ trị giá 14 ngàn tỷ won (10.9 tỷ đôla) để thúc đẩy nền kinh tế bao gồm 11.000 tỷ won dành cho dự án công cộng, 3.000 tỷ won giảm thuế để khuyến khích chi tiêu. Trong khi đó, lãi
Vương quốc Anh
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IFM) cho rằng kinh tế Anh sẽ phát triển chậm lại trong năm 2009 với nền kinh tế dự đoán sụt giảm 2,8% so với 2008. Ngân hàng Anh đã cắt giảm lãi suất xuống còn 0.5%, khoảng 2 triệu người thất nghiệp là mức cao nhất từ năm 1997. Khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng khiến Chính phủ phải ra tay ứng cứu một loạt tổ chức tài chính (điển hình như Royal Bank of Scotland, nhà băng này đã được Chính phủ nắm 68% cổ phần).
Hoa Kỳ
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ do bong bóng bất động sản và nợ xấu ngân hàng tăng cao. Ngân hàng Trung ương đã cắt giảm lãi suất xuống gần mức 0% nhằm tạo điều kiện khơi phục tín dụng, thu hút đầu tư. Tổng thống Barack Obama đã xây dựng một kế hoạch tài trợ kinh tế trị giá 787 tỷ đôla nhưng các vấn đề đối với kinh tế vẫn không mấy sáng sủa với thất nghiệp ở mức cao nhất kể từ năm 1992.
Liên minh Châu Âu
EU với đồng tiền chung là EUR đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thối tồn cầu. Mỗi quốc gia trong khối cũng có những khác biệt về kinh tế, nhưng nhìn chung kinh tế khu vực EU vẫn bị suy thoái kể từ năm 2008 và sẽ sụt 1.9% vào năm 2009. Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực dùng Euro sẽ vượt quá 10% vào năm 2010, tăng từ mức 7,5% trong năm 2008. Lãi suất chính của Ngân hàng Trung ương Âu châu là 2%, mức thấp nhất từ tháng 12/2005.