Sự sáp nhập kinh tế và tài chính thế giới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 31 - 32)

3.1 .1Các thể chế quốc tế mới

3.1.2 Sự sáp nhập kinh tế và tài chính thế giới:

Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc ở các thuộc địa, dẫn tới sự độc lập ở nhiều quốc gia (như Ấn Độ vào năm 1947, phần lớn châu Á và châu Phi cũng trở thành các quốc gia độc lập trong hai thập kỷ sau đó). Điều này làm vai trị của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF và WB trở nên lớn hơn trong việc hỗ trợ tài chính tồn cầu. Mỗi một quốc gia buộc phải xây dựng cho mình một đồng tiền có thể được quốc tế chấp nhận rộng rãi để có thể vay vốn quốc tế mặc dù khơng chắc chắn có khả năng trả nợ và thường phải tuân theo những điều kiện đặt ra theo thị trường. Các tổ chức như là IMF và WB ngày càng trở nên quan trọng để hỗ trợ cho các yếu tố đó.

Động thái tiến tới hội nhập kinh tế - tài chính thế giới đã xuất hiện tại châu Âu. Một Liên minh Thanh toán châu Âu đã được triển khai vào năm 1950 để tạo ra các cách ứng phó với việc thiếu hụt đồng USD gây ra khó khăn cho thanh tốn quốc tế. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bắt đầu thu thập các thông tin kinh tế ở các nước công nghiệp lớn, các quốc gia ở châu Á và châu Mỹ Latinh cũng như ở châu Âu và Bắc Mỹ. Quan trọng nhất là Hiệp ước Rô-ma được ký kết năm 1957 thống nhất thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu (thị trường chung châu ÂU). Từ một hiệp hội hải quan sáu nước năm 1958 ban đầu, sau đó lên tới 27 quốc gia gia

nhập và đổi tên thành Liên minh châu Âu(EU). Ngày nay, EU sử dụng một đồng tiền chung là đồng EUR và thành lập Ngân hàng trung ương Liên minh châu Âu để điều tiết.

Những nỗ lực của châu Âu đã được các quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh áp dụng với việc thành lập các tổ chức tài chính kết nối khu vực như thành lập Ngân hàng Phát triển châu Á với khoảng 40 quốc gia thành viên, nhằm thúc đẩy hơn nữa dòng vốn tự do trong một khu vực quan trọng của thế giới (đã có các khoản cho vay hơn 10 tỉ đô-la vào năm 2008) trong khi Thỏa ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) năm 1994 đã mở rộng liên minh hải quan tới các nước châu Mỹ.

Năm 1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT) và đã có quyền hạn rộng rãi để ban hành các tiêu chuẩn quốc tế liên quan đến thương mại và các giao dịch tài chính. Nhóm G7 thoạt tiên là cuộc gặp của các bộ trưởng tài chính của 7 quốc gia cơng nghệ hàng đầu, nhưng nó đã gia tăng thêm về số lượng và hiện nay gồm 20 quốc gia (G20), nhóm này thường xuyên gặp gỡ để thỏa thuận về các chính sách chi phối, dàn xếp về kinh tế và tài chính quốc tế. Ngồi ra là các cuộc hội nghị do các tổ chức phi Chính phủ tài trợ, đặc biệt là tại Davos, Thụy Sỹ, giúp các nhà lãnh đạo công ty và lãnh đạo tài chính gặp gỡ nhau, khơi nguồn cho các cải cách về chính sách sau này. Cuối cùng là một số các hiệp ước đa phương về thuế nhằm tiêu chuẩn hóa trong một chừng mực nào đó việc xử lý thuế cho các quốc gia tham gia vào các hoạt động quốc tế. Gần đây, các quốc gia nhỏ có thuế suất thấp đã đồng ý sửa đổi các điều khoản bí mật về ngân hàng để đối phó với việc trốn thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)