Hội nhập và tự do hóa tài chính ở các quốc gia đang phát triển:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 41 - 42)

3.1 .1Các thể chế quốc tế mới

3.3. Phân tích thực trạng phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế trên thế

3.3.1.2 Hội nhập và tự do hóa tài chính ở các quốc gia đang phát triển:

Đối với các nước đang phát triển, khu vực Mỹ Latinh có tốc độ tự do hóa tài chính nhanh hơn cả, mặc dù đây cũng là khu vực có hiện tượng đảo ngược chính sách tự do hóa trong một số giai đoạn (quay lại chính sách kiềm chế. Hai quốc gia khác thuộc khu vực Mỹ La tinh là Mexicô và Peru cũng tiến hành tự do hóa tài chính theo kiểu biện pháp "nhanh, mạnh" với hàng loạt cải cách tài chính diễn ra chỉ trong những năm đầu của thập niên 1990. Mehico và Peru có thể xem là thành cơng với chiến lược này và khơng gặp những khó khăn đáng kể như Chile và Argentina.

Một trường hợp khác áp dụng chiến lược cải cách nhanh là Ai Cập với hàng loạt biện pháp cởi mở khu vực tài chính kể từ năm 1991. Ai Cập khơng gặp trở ngại gì lớn và có thể coi là thành cơng với chiến lược này.

So với các quốc gia nói trên, tốc độ cải cách tài chính khu vực Đơng Á có vẻ chậm hơn. Các quốc gia trong khu vực này tiến hành tự do hóa lãi suất theo một chiến lược dần dần thay thế các chương trình tín dụng chỉ định bằng những chương trình cho vay đặc biệt trên cơ sở lãi suất thị trường. Tại Thái Lan, tín dụng chỉ định được giảm bớt năm 1987 bằng biện pháp mở rộng chương trình cho vay đặc biệt đến các hoạt động công nghiệp quy mô nhỏ; đến năm 1992 thì chương trình mở rộng tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng nơng phẩm của người nơng dân. Cịn tại các nước Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc, các chương trình tín dụng chỉ định cũng được giảm dần về quy mơ và thay thế bằng các hình thức cho vay trên cơ sở lãi suất thị trường trong thập niên 1980 và 1990. Tại Philippin, Chính phủ nước này can thiệp khá sâu vào việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại , đồng thời các ngân hàng thương mại vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng trung ương thơng qua hình thức chiết khấu giấy tờ có giá. Cịn Đài Loan, cho đến nay vẫn cịn duy trì biện pháp tín dụng chỉ định một cách thuần túy. Indonesia, Malaysia và Philippin đi tiên phong khu vực trong việc giảm điều tiết lãi suất ngay từ đầu thập niên 1980, nhưng phải đến tận đầu thập niên 1990 mới được xem là hồn thành q

Cũng tương tự khu vực Đơng Á, các nền kinh tế khu vực Nam Á, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, cũng có chiến lược tiếp cận từ từ đối với tự do hóa khu vực tài chính. Sri Lanka là quốc gia đầu tiên trong khu vực tiến hành cải cách từ cuối thập niên 1970, với việc xóa bỏ khá nhiều chương trình tín dụng chỉ định và giảm bớt việc kiểm sốt lãi suất. Trong khi đó, các nền kinh tế khác sang đến thập niên 1980 mới bắt đầu cải cách. Cho đến đầu những năm 1990, các quốc gia trong khu vực đều hoàn thành về cơ bản tự do hóa lãi suất với việc hình thành mức lãi suất thực dương, dù vậy, một vài áp chế nhỏ vẫn cịn được thực hiện. Tín dụng chỉ định mặc dù được cải cách khá nhiều nhưng đến nay vẫn chưa được xóa bỏ hồn tồn trong các nền kinh tế.

Những đặc điểm của tự do hóa tài chính trên thế giới từ 1970 đến nay cho thấy rằng đây là một quá trình tất yếu phải diễn ra khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thực tế cho thấy, đây cũng khơng phải là một q trình dễ dàng, thể hiện bằng việc nhiều quốc gia gặp phải những khó khăn khác nhau khi tiếp cận tự do hố tài chính. Vì vậy, các nhà hoạch định và thực thi chính sách ở các quốc gia đang và sẽ tiến hành tự do hóa tài chính cần xác định và đánh giá kỹ những vấn đề của q trình tự do hóa mà các quốc gia đi trước đã và đang gặp phải, nhằm có những cải cách phù hợp, tránh được những khó khăn của tiến trình tự do hóa tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, bằng chứng thực nghiệm tại các quốc gia trên thế giới (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)