7. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương
1.3.4. Những bài học rút ra
Dựa trên tình hình thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo tại các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học như sau:
Một là, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong việc ban hành các chính sách giảm nghèo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tại các địa phương nêu trên, hoạt động giảm nghèo đều do các cơ
quan quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác tùy vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội từng địa phương mà có chính sách giảm nghèo phù hợp như: Quận 11 phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, Quận 5 phát triển các ngành vận tải nhẹ, thương mại, huyện Củ Chi tập trung vào các hoạt động nông nghiệp. Mặt khác các địa phương trên cho thấy các nguồn lực được ưu tiên tập trung cho các đơn vị xã/ phường có mức thiếu hụt về các chiều dịch vụ xã hội nhất. Cụ thể như Củ Chi tập trung hỗ trợ cho các khu vực có người dân bị thu hồi đất, khu vực giao thông nông thơn nhiều khó khăn…
Hai là, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo một cách đầy đủ, kịp thời, sát với thực tế của địa phương. Sử dụng
đúng, hiệu quả nguồn lực về giảm nghèo là điều kiện cơ bản để tăng cường khả năng tự vượt nghèo của hộ nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và hạn chế khoảng cách phân hố giàu nghèo. Nhìn chung, tại các địa phương nêu trên, sau khi áp dụng chính sách giảm nghèo đa chiều, việc thống kê lại số hộ nghèo cho thấy kết quả số hộ nghèo tăng lên đáng kể, đặc biệt là tại các xã phường có điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng khó khăn. Có thể học tập theo quận 11, với đặc trưng là địa phương có nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp nên các chính sách giảm nghèo ưu tiên cho các đối tượng là công nhân, lao động phổ thông. Hoặc thực hiện giảm nghèo theo phương châm cuốn chiếu tại huyện Củ Chi, điều này giúp duy trì mặt bằng xã hội ổn định và đồng đều hơn.
Ba là, xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo.
Thực tiễn các địa phương nêu trên cho thấy thông qua Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong xã hội đã khác đã xây dựng được nguồn vốn, tài sản
rất đáng kể để hỗ trợ các hộ nghèo trong tạo việc làm, tài chính, học tập, bảo hiểm…nếu chỉ sử dụng nguồn ngân sách địa phương thì khơng thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời các hoạt động giảm nghèo tại địa phương. Cụ thể, tại huyện Củ Chi, nguồn vốn từ Quỹ xóa đói giảm nghèo và Ngân hàng chính sách xã hội huyện chủ yếu đáp ứng cho các hoạt động cho vay hộ nghèo (trên 126 tỷ đồng), các hoạt động khác địi hỏi nguồn kinh phí lớn lại đến từ nguồn xã hội hóa như hỗ trợ học phí, học bổng cho học (trên 1 tỷ đồng), các thẻ bảo hiểm y tế cũng được hỗ trợ bởi nguồn xã hội hóa (gần 182.600 thẻ bảo hiểm y tế), sửa chữa và xây dựng các nhà tình thương và phát triển cơ sở hạ tầng tại địa phương (đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế...) theo hình thức người dân và nhà nước cùng làm. Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh thơng qua các nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ thẻ bảo hiểm cho người nghèo. Tương tự, tại quận 11 các nguồn lực thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, hội, đoàn thể các cấp đã đẩy mạnh công tác vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ “Quỹ Vì người nghèo” để hỗ trợ nhà ở, học phí, và chi phí y tế hàng năm trên 11 tỷ đồng. Rõ ràng, các nguồn kinh phí chủ yếu từ vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội hoặc Qũy xóa đói giảm nghèo tại các địa phương chỉ đáp ứng các nhu cầu chủ yếu về vay vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện vấn đề cơ bản về y tế và giáo dục nên thường không đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu cải thiện các chiều an sinh xã hội khác. Lúc này, cần thiết huy động nguồn lực xã hội cũng như tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức thể hiện trách nhiệm xã hội của họ. Các nguồn lực xã hội thông qua nhiều kênh huy động giúp giảm áp lực cho ngân sách, tránh trường hợp dàn trải ngân sách cho quá nhiều hoạt động, làm giảm hiệu quả. Mặt khác, do có nhiều kênh huy động nên cũng khơng q áp lực cho các cá nhân, tổ chức thể hiện trách nhiệm xã hội của mình. Các cá nhân, tổ chức có thể có những đóng góp phù hợp với thu nhập/lợi nhuận mà mình có được. Với tầm huy động trên diện rộng, các nguồn lực này sẽ có giá trị đáng kể, góp phần giúp địa phương chủ động kinh phí. Các nguồn lực xã hội xuất phát từ địa phương và những tổ chức chuyên nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực mà họ đóng góp, tăng cường hiệu quả giảm nghèo.
Bốn là, tập trung xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tăng mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Huyện Củ Chi tập trung đầu tư vào cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn cho các xã, ấp chưa có đường nhựa/ đường bê tơng. Quận 11 cũng tăng cường cơng tác đơ thị hóa hệ thống hạ tầng giao thơng để người dân được tiếp cận giao thông thuận lợi, gia tăng việc làm và lưu thơng hàng hóa phát triển kinh tế. Việc giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng ở các địa phương nêu trên cho thấy sẽ tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo ở các khu vực có nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng, qua đó làm giảm tình trạng nghèo đa chiều nói chung. Đồng thời, với nền tảng cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản khác như y tế, thơng tin…vì lúc này điều kiện tiếp cận của người dân đã trở nên thuận lợi hơn.
Năm là, thực hiện các hoạt động giúp gắn kết người nghèo lại với nhau để chính họ giúp nhau thốt nghèo, giảm nghèo bền vững. Ví du, Củ Chi thực hiện
các chương trình “liên kết vốn”, “người có giúp người khó”, “giúp nhau làm kinh tế gia đình”; qua đó phối hợp tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn ni từ những hộ có năng lực sản xuất, kinh doanh tốt cho những hộ nghèo. Quận 11 tổ chức chương trình “Cùng cơng nhân vượt khó”, trong đó khuyến khích các đồn thể, tổ chức, cá nhân gắn bó hơn với đời sống công nhân, giúp họ cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đặc biệt là tiếp cận thông tin, tri thức để phát triển nghề nghiệp. Các chương trình và hoạt động này giúp các hộ nghèo chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực với nhau trong việc thoát nghèo giúp họ giảm nghèo bền vững hơn. Các hộ có khả năng sản xuất, kinh doanh tốt đã thoát nghèo sẽ hiểu rõ tâm lý và hồn cảnh của các hộ nghèo khác, từ đó họ dễ dàng tiếp cận, chia sẻ và giúp đỡ các hộ này hơn. Với kinh nghiệm cũng như kĩ năng được đào tạo, tập huấn trong các ngành nghề mà họ đã sản xuất kinh doanh, họ sẽ định hướng tốt cho các hộ nghèo khác, tránh được các rủi ro, thất bại khi các hộ nghèo này tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để thoát nghèo. Đồng thời, khi sinh hoạt theo các nhóm ngành nghề thì sẽ giúp tự đào tạo nghề, tự giải quyết việc làm tại chỗ rất hiệu quả. Qua đó tiết kiệm kinh phí sử dụng vào hoạt động khác, biết rõ nhu cầu và khả năng của cá
nhân để phù hợp, tăng tính gắn kết giữa các cá nhân, đoàn thể nên việc quản lý và theo dõi hiệu quả của chính sách.
TĨM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản về nghèo đơn chiều, nghèo đa chiều theo thông lệ chung của quốc tế cũng như tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam. Các nghiên cứu trước cũng được trình bày cụ thể để cho thấy việc áp dụng đo lường nghèo theo phương pháp đa chiều là phù hợp và có giá trị thực tiễn cao trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện tại. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo bền vững, các văn bản pháp luật quy định về xác định nghèo và thực hiện chính sách giảm nghèo cũng được thống kê và trình bày đầy đủ. Đây là cơ sở giúp tác giả khảo sát thực trạng nghèo tại địa bàn quận Bình Tân và đưa ra các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận.
Đồng thời, thực trạng hộ nghèo và chính sách giảm nghèo tại các địa phương gồm huyện Củ Chi, quận 5, quận 11 Tp. Hồ Chí Minh cũng được trình bày để qua đó thấy được các đặc trưng của địa phương về kinh tế, chính trị gắn liền với việc thực hiện chính sách giảm nghèo của các địa phương đó. Đây là cơ sở giúp tác giả rút ra một số bài học thực tiễn về hiệu quả chính sách giảm nghèo tại các địa phương khác cũng như một số yếu tố tác động cụ thể và trực tiếp đến tình trạng nghèo đa chiều.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO