Phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 99 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả chính sách giảm nghèo

3.3.1. Phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho

sống cho người nghèo phù hợp với đặc thù địa bàn sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Trước hết, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, quận Bình Tân cần có những quy hoạch cụ thể, khoa học về phát triển khu công nghiệp, dịch vụ, ưu tiên công nghiệp, dịch vụ hiện đại, sạch. Đi kèm với đó, cần tập trung tối đa vào cơng tác định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo những ngành nghề công nghiệp, dịch vụ phụ trợ hoặc gia công phù hợp với các mặt hàng, dịch vụ đang được sản xuất. Từ đó, giúp họ tự giải quyết việc làm tại chỗ, đồng thời gia tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp dịch vụ tính trên địa bàn của quận.

Mặt khác, cần phát triển nguồn nhân lực gắn với cơ chế, chính sách huy động nguồn lực tập trung đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế quận.

Qua khảo sát, hộ có người từ 18 - 35 tuổi không được học nghề hoặc đào tạo chun mơn ít nhất 3 tháng trở lên, nhưng hiện nay khơng đi học nghề có 1.043 hộ và hộ cận nghèo là 883 hộ. Hộ nghèo có nam từ 15 - 60 tuổi và nữ từ 15 - 55 tuổi có khả năng lao động, có đi tìm việc có thể giải quyết việc làm theo hướng:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ nghèo, hộ cận nghèo về tầm quan trọng của đào tạo nghề; có định hướng ngành nghề phù hợp, nhu cầu học nghề, việc làm trong các lao động nghèo, nắm tình hình tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo nghề; vận động đi xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo. Đồng thời, là giải pháp để tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề cao, có kỷ luật lao động, có vốn và khi trở về nước hướng dẫn cho họ đầu tư vốn để sản xuất kinh doanh, mỗi năm có khoảng 5 - 10 người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Vận động thanh niên nghèo đăng ký học các nghề phù hợp với trình độ, khả năng của mình tại Trung tâm Dạy nghề quận, các cơ sở dạy nghề tư nhân do quận quản lý, thực hiện tốt chính sách miễn giảm học phí và giới thiệu việc làm sau khi hồn thành khóa học. Bên cạnh đó, khuyến khích thanh niên nghèo tham gia học các ngành nghề truyền thống theo dạng cha truyền con nối như nấu ăn, thợ hồ, hớt tóc, nghệ nhân cây cảnh,… giúp họ lao động và sống được với nghề đã học, mỗi năm có thể giải quyết học nghề từ 90 - 100 hộ. Có thể thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí học nghề 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng/khóa học/hộ.

- Thơng qua số doanh nghiệp mới thành lập và các hộ kinh doanh cá thể để giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn. Tổ chức mơ hình cầu nối giữa phường và các doanh nghiệp, công ty, cơ sở trong việc đưa hàng gia công như: cắt

chỉ, kéo dây lạp xưởng, kết cườm, dập ron cao su,… đến từng nhà đối với những lao động nghèo khơng có điều kiện đi làm bên ngồi, để họ có việc làm tăng thêm thu nhập. Mỗi năm có thể giải quyết việc làm theo mơ hình này từ 5.000 lao động /năm. Tích cực phối hợp với Trung tâm nghiên cứu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, Viện nghiên cứu, các trường và các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho cán bộ kinh tế, công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đội ngũ cán bộ làm công tác từ quận đến phường cơ sở phải được tăng cường kiến thức về khoa học công nghệ, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức về quản lý kinh tế, nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về các xu hướng nghề nghiệp phù hợp với môi trường đô thị hiện đại. Cần tăng cường thông tin sát với thị trường, tổ chức huấn luyện đào tạo xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm. Tăng cường hội thảo, diễn đàn mang tính thời sự gắn với nhu cầu thời sự từ thực tiễn. Triển khai các mơ hình sản xuất kinh doanh liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ mà trước hết là đưa kết quả nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến trong và ngồi nước vào sản xuất các sản phẩm công nông nghiệp, cung ứng vật tư, chế biến bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhất là sản phẩm có giá trị gia tăng, có lợi thế cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ, có chất lượng tốt. Chú trọng tới các sản phẩm có thị trường tốt nhằm tạo ra sự chuyển biến, bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên phạm vi rộng. - Tích cực hỗ trợ các hộ dân tiếp cận được với các nguồn vốn, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước… Với lợi thế là một quận của Tp. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước, cần thực hiện khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để học tập, trao đổi những kinh nghiệm tiên tiến và đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp theo hướng xã hội hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh qua đó gia tăng số lượng việc làm.

- Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Quỹ tín dụng cho vay hộ nghèo, Quỹ Tín dụng các đồn thể, nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo của quận, phường,… nhằm hỗ trợ, chăm lo và tạo điều kiện cho người nghèo

tiếp cận được với các nguồn tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm (bình qn mỗi năm có thể hỗ trợ từ 600 - 650 hộ vay).

- Liên kết với Trung tâm Giới thiệu việc làm Thành phố, Ban Quản lý Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Khu cơng nghiệp Tân Bình, cơ sở dạy nghề để đào tạo, giải quyết việc làm và các doanh nghiệp trên địa bàn nắm nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu việc làm cho người lao động (bình qn mỗi năm doanh nghiệp có thể tạo việc làm mới từ 10.000 lao động, trong đó có từ 90 - 100 lao động nghèo). Quận cần tiếp tục đầu tư cho các cơ sở đào tạo nghề về cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy nghề để phát triển một số ngành nghề mới nhằm đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề đào tạo cho lao động tại địa phương và lao động nhập cư phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Phân bổ kinh phí đào tạo nghề ngay từ đầu năm cho các cơ sở dạy nghề nhằm tiếp tục góp phần hồn thành các mục tiêu đào tạo nghề trong năm hoặc có kế hoạch giao vốn sớm hoặc cho ứng trước nguồn vốn để cho các cơ sở dạy nghề chủ động tuyển sinh các nghề phù hợp và chủ động trong việc lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn có hiệu quả. Tăng phụ cấp cho hộ thuộc chế độ chính sách tham gia học nghề. Đặc biệt là đối tượng hộ nghèo để họ yên tâm tham gia học nghề. Đặc biệt, chú trọng công tác tư vấn học nghề, chọn nghề, định hướng phát triển nghề, đào tạo nghề gắn với các đề án, mơ hình sản xuất tại địa phương, vay vốn giải quyết việc làm sau học nghề để người lao động nhận thức được việc học nghề góp phần thực hiện có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập. Có chế độ chính sách riêng cho người học nghề xong được vay vốn ưu đãi để đầu tư cho sản xuất, hành nghề đã được đào tạo.

- UBND quận cần đầu tư kinh phí hàng năm để Trung tâm Khuyến cơng, Khuyến nơng triển khai các chương trình dự án khuyến cơng, khuyến nơng để phát huy thế mạnh sản xuất công nghiệp ở địa phương và nông nghiệp theo hướng chuyên canh hiện đại và nhân rộng mơ hình trong các năm tới. Chú trọng công tác lập kế hoạch cho hoạt động xây dựng mơ hình hàng năm, lựa chọn các mơ hình mang tính cấp thiết, có tiềm năng thị trường, có khả năng nhân rộng để ưu tiên thực

hiện. Đẩy mạnh công tác thông tin tun truyền các mơ hình khuyến cơng, khuyến nơng có hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhất là hệ thống website của Ủy ban nhân dân quận và hệ thống truyền thanh ở các phường. Chọn đúng đối tượng là những hộ dân có nhu cầu áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, có đủ trình độ, năng lực, kiến thức thực tiễn và tiềm lực kinh tế đáp ứng được yêu cầu kinh tế kỹ thuật đặt ra cho mơ hình kinh tế cơng nghiệp, nơng nghiệp hoặc dịch vụ.

- Tăng cường tư vấn, cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp cho người dân, tránh tình trạng sản xuất các sản phẩm cung vượt cầu. Tái cơ cấu ngành tập trung triển khai các chương trình, đề án sản xuất theo chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường sự phối hợp với các quận khác và thành phố để nâng cao chất lượng hoạt động để kịp thời nắm bắt các chủ trương trong từng thời điểm cụ thể, từ đó triển khai những cơng tác sát với u cầu thực tiễn. Thường xuyên thực hiện tuyên truyền, tập huấn cho các hộ nghèo, cận nghèo và nhân rộng các mơ hình theo định hướng của ngành là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 99 - 103)