7. Kết cấu của luận văn
3.1. Những quan điểm cơ bản
Nhìn chung, giảm nghèo bền vững được xem là nhiệm vụ trọng tâm ở cả tầm quốc gia hay địa phương. Do đó, cần phải tập trung các nguồn lực để hỗ trợ cho các hộ nghèo trong chương trình có điều kiện nâng thu nhập vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận. Qua đó, có thể xác định những quan điểm để thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững tại quận Bình Tân như sau:
Một là: Công tác giảm nghèo phải được đặt trong chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội của quận Bình Tân
Với định hướng phát triển kinh tế của quận Bình Tân là theo cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, cùng với tốc độ đơ thị hóa khiến diện tích đất nơng nghiệp ngày càng suy giảm nên chương trình giảm nghèo phải có sự điều chỉnh hợp lý theo các tác động của định hướng này. Tức là công tác giảm nghèo tập trung vào hướng đáp ứng được các nhu cầu về hỗ trợ vốn, nhân lực cho các hộ nghèo bắt kịp sự phát triển kinh tế của quận theo định hướng công nghiệp – dịch vụ. Đồng thời phải tích cực khai thác các nguồn lực từ sự phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp – dịch vụ như cơ hội việc làm, nguồn đóng góp cho địa phương từ các doanh nghiệp trong ngành. Mặt khác, cần hỗ trợ các hộ nghèo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa cách thức sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm khi diện tích đất trồng bị thu hẹp. Các vấn đề này có thể được triển khai theo cách chuyển hướng đào tạo nghề cho hộ nghèo, phát triển lực lượng công nhân lành nghề và lực lượng nhân viên dịch vụ chuyên nghiệp. Tương ứng với sự
phát triển đó là sự gia tăng các khu công nghiệp, dịch vụ, số lượng cơng nhân và nhân viên. Vì vậy, quận Bình Tân cần ưu tiên phát triển hệ thống giao thông để kết nối các khu công nghiệp, đảm bảo khả năng chuyển tải hàng hóa, sản phẩm và tiếp cận dịch vụ của khách hàng. Hệ thống nhà ở chung cư cho công nhân tại các khu công nghiệp cần được đảm bảo để giảm thiểu chiều thiếu hụt về nhà ở.
Xét về đặc trưng địa lý và dân cư, như phân tích trong thực trạng tình hình giảm nghèo, quận Bình Tân có vị trí thuận lợi cho sự hình thành các khu vực dân cư, đô thị mới. Điều này dẫn đến tốc độ dân số tăng rất nhanh (Bình quân 16,17%/năm), thành phần dân nhập cư chiếm tỉ lệ cao và người dân thuộc các dân tộc thiểu số gia tăng. Vì vậy, trong bối cảnh cần hiện đại hóa mơi trường xã hội của đô thị, việc quản lý các hộ nghèo cần được quản lý bằng hệ thống công nghệ thông tin và cập nhật liên tục để giúp các cơ quan đoàn thể quản lý tốt cư dân trên địa bàn, nắm rõ tình trạng của các hộ nghèo, cận nghèo cũng như các thay đổi theo thời gian để có những biện pháp giảm nghèo phù hợp với hồn cảnh và năng lực của từng hộ.
Hai là: Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo với khả năng phát triển kinh tế - xã hội của quận
Hiện nay, như phần phân tích về tình hình quận Bình Tân, mặc dù tốc dộ phát triển kinh tế trên 20% nhưng từ năm 2016 đã có dấu hiệu chững lại. Ngồi tác động của tình hình suy thối kinh tế nói chung, phải kể đến sự bão hòa của các ngành nghề sản xuất kinh doanh cũng như giới hạn các nguồn lực sản xuất (vốn, quỹ đất, nhân lực). Việc thay đổi công nghệ sản xuất, gia tăng các nguồn lực cũng như căn cứ theo tình hình phục hồi kinh tế nói chung là các u cầu mang tính dài hạn. Do đó, các mục tiêu giảm nghèo đặt ra không thể là những chỉ số giảm quá nhanh trong thời gian quá ngắn.
Hiện nay, trong bối cảnh chung của Tp. Hồ Chí Minh, quận Bình Tân đang đối mặt với những thách thức về giao thơng, hạ tầng như tình trạng quá tải và ngập nặng tại các tuyến đường lớn (như đường Kinh Dương Vương), quỹ đất hạn hẹp,
việc quy hoạch và cải thiện môi trường kéo dài, gặp nhiều trở ngại (như việc giải tỏa nghĩa trang Bình Hưng Hịa), nguồn lực ngân sách ln trong tình trạng khơng đủ đáp ứng hết các yêu cầu về cải thiện chất lượng sống, hạn chế về năng lực của các cấp quản lý. Do đó, các mục tiêu giảm nghèo phải đảm bảo nằm trong khả năng đáp ứng của địa phương, tránh trường hợp quá sức, dàn trải hoặc chạy theo thành tích dẫn đến sự thiếu bền vững và dễ gây ra các hệ quả tiêu cực.
Ba là: Bảo đảm tính hiệu quả, bền vững của chương trình giảm nghèo
Điều này hàm ý chính sách là việc giúp các hộ cận nghèo không quay trở lại ngưỡng nghèo ngày một trở nên quan trọng và điều này cho thấy việc mở rộng các chương trình mục tiêu và chính sách để hỗ trợ cả nhóm người cận nghèo là hồn tồn cần thiết. Trong điều kiện tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại (do số hộ nghèo ngày càng giảm dần), khoảng cách chênh lệch thu nhập và nguy cơ tái nghèo có xu hướng tăng lên, đặc biệt hộ nghèo tập trung cao ở một số phường khó khăn về phát triển các hoạt động công nghiệp dịch vụ. Vấn đề đặt ra trong những năm tới đó là cần có một hệ thống chính sách đủ mạnh để duy trì được các thành quả giảm nghèo. Và quan trọng hơn cả là phải ngăn chặn và chống đỡ các nguy cơ tổn thương, rủi ro để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng tái nghèo.
Với đặc trưng dân số đông và ngày càng gia tăng, trong khi nguồn lực từ ngân sách có hạn, quận Bình Tân cần tập trung phát triển các nguồn lực để có đủ khả năng tài trợ cho các hoạt động giảm nghèo đa chiều, tránh trường hợp tài trợ dàn trải, ít và thiếu hiệu quả. Các nguồn lực xã hội hóa cơng tác giảm nghèo trên hai khía cạnh: Hỗ trợ việc làm, bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề cho các lao động là thành viên hộ nghèo; và đóng góp kinh phí hỗ trợ thực hiện các chính sách giảm nghèo. Do đó, nhà quản lý trên địa bàn cần thực hiện tốt các chính sách dân vận, động viên các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hỗ trợ các cơ quan nhà nước, đồn thể thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.
Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách, phân cơng vai trị, trách nhiệm, tăng cường vai trị đồn thể thực hiện cơng tác giảm nghèo bền vững. Cần tiếp tục đổi mới cơng tác chỉ đạo, điều hành Chương trình giảm nghèo ở các cấp trong giai đoạn 2018-2025. Xây dựng các cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công tránh nhiệm rõ ràng cho các ngành, các địa phương, tăng cường vai trò tham gia của các hội, đoàn thể, các doanh nghiệp, mỗi đơn vị gắn với một phường nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao. Các hoạt động này được thực hiện trên tinh thần công khai, dân chủ trong các hoạt động giảm nghèo; khơng chạy theo thành tích, tránh phơ trương; đảm bảo hiệu quả tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực, nhất là trong quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho chương trình. Bên cạnh đó, tập trung củng cố, nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cán bộ chuyên trách giảm nghèo ở các cấp và coi trọng chất lượng hoạt động các tổ, nhóm cộng tác viên tham gia giảm nghèo; chú trọng bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, các ngành đảm bảo hồn thành nhiệm vụ cơng tác giảm nghèo bền vững.
Các cán bộ công chức được tuyển dụng là người có năng lực và có các ưu đãi về lương, phúc lợi cho các cán bộ, cơng chức trực tiếp thực hiện các chương trình, cơng việc trong chính sách giảm nghèo của quận. Thực tế cho thấy hoạt động giảm nghèo có hiệu quả hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào các khâu đánh giá hộ nghèo, quản lý nguồn vốn cấp cho hộ nghèo, tổng kết kết quả và báo cáo tình hình cho các cấp quản lý của các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện các chương trình, cơng việc trong chính sách giảm nghèo của quận Bình Tân. Do đó, một chính sách chỉ thực sự tốt và đến được với người dân khi đội ngũ cơng chức thực hiện chính sách đảm bảo được sự khách quan, khoa học và tuân thủ pháp luật. Để đảm bảo được các yêu cầu này, đòi hỏi Ủy ban nhân dân quận phải rà soát nhân sự của Ban giảm nghèo của quận và các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc tại các phường. Phải đảm bảo tuyển dụng, bổ nhiệm các cán bộ, cơng chức có kinh nghiệm trong đo lường, đánh giá hộ nghèo, cũng như công tâm, khách quan khi làm việc. Mặt khác với đặc thù áp lực công việc liên quan đến việc tiếp xúc, đánh giá tình trạng dân cư
cũng như các vấn đề liên quan đến quản lý tài chính, vốn của các chương trình, quận Bình Tân cần có chính sách phụ cấp lương và phúc lợi phù hợp hơn để họ thật sự gắn bó và cơng tâm trong cơng việc.
Bốn là: Hỗ trợ, chăm lo từng bước cải thiện, nâng cao điều kiện sống, mức sống, chất lượng cuộc sống các hộ mới thoát nghèo, tăng cường giải pháp chống tái nghèo
Nhà nước hỗ trợ, nhưng cần xác định giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, phải làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm hơn nữa để vươn lên thoát nghèo bền vững. Tập trung hỗ trợ chăm lo để từng bước cải thiện và nâng dần điều kiện sống, mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo. Hỗ trợ họ về vốn cũng như cập nhật các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết, bắt kịp sự phát triển của kinh tế và nhu cầu xã hội. Tuyên truyền hạn chế tư tưởng trông chờ ỷ lại, mong muốn thuộc diện hộ nghèo để thụ hưởng các chế độ chính sách của nhà nước.
Thực hiện chính sách giảm nghèo cần sử dụng nhiều nguồn lực, đặc biệt là các nguồn lực tài chính. Với quy mơ ngày càng gia tăng của các quỹ hỗ trợ cho hộ nghèo thì việc minh bạch, cơng khai càng cần thiết. Điều này giúp phòng ngừa các rủi ro mất nợ, các hiện tượng tiêu cực, tham ơ, lãng phí trong việc thực hiện chính sách giảm nghèo. Hơn nữa với quy trình giám sát chặt chẽ, các hộ nghèo vay vốn sẽ đúng đối tượng, đúng mục đích, nỗ lực tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm việc nên kết quả giảm nghèo sẽ tăng rõ rệt. Để đảm bảo tính cơng khai, minh bạch này, quận có thể số hóa các thơng tin về hộ nghèo và các chính sách hỗ trợ liên quan trên cùng một hệ thống và đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin. Từ sự ổn định của các nguồn lực này, việc hỗ trợ các hộ nghèo và chống tái nghèo sẽ đảm bảo được khả năng đáp ứng từ phía các cơ quan quản lý.
Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề, giải quyết việc làm ổn định, nâng cao năng suất lao động, góp phần nâng cao thu nhập Khó
khăn trong đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho các hộ nghèo, cận nghèo là tình trạng chung của thành phố Hồ Chí Minh vì mức độ phát triển nhanh của thành phố và sự thay đổi liên tục của nhu cầu xã hội. Do đó, cần phân loại các nhóm đối tượng để có các chính sách cụ thể và phù hợp với hoàn cảnh, năng lực của họ. Tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, có chính sách đối với các hộ thốt nghèo để mua phương tiện phát triển sản xuất nhằm khuyến khích họ vươn lên thoát nghèo bền vững. Chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nghề và cập nhật các kĩ năng nghề nghiệp cho các hộ nghèo và cận nghèo (thông qua các khóa hỗ trợ đào tạo ngắn hạn, các chương trình hợp tác lao động với các doanh nghiệp, tổ chức) qua đó giúp họ tự thích nghi với các thay đổi của nhu cầu xã hội cũng như sự phát triển kinh tế.
Đồng thời phải cải thiện tâm lý ỷ lại của các hộ nghèo, cận nghèo vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương. Giảm dần chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho
khơng” đối với một số nhóm đối tượng cụ thể. Phải khuyến khích, động viên các hộ
tích cực nâng cao năng suất lao động, tích lũy thu nhập để khơng xảy ra tình trạng tái nghèo.