Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội quận Bình Tân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 61 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội quận Bình Tân

-------

2.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội quận Bình Tân Bình Tân

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Được thành lập vào ngày 05/11/2003 theo nghị định số 130/2003/NĐ-CP, quận Bình Tân là quận ven, nằm trong khu vực phía tây của thành phố, tiếp nối với đồng bằng sơng Cửu Long theo tuyến quốc lộ 1A, diện tích đất là 5.202,1 ha gồm 914,7 ha là đất nông nghiệp, 2.024,7 ha là đất chuyên dùng, 2.094,1 ha là đất ở. Quận có 10 phường, 130 khu phố với 1.631 tổ dân phố, dân số đạt 704.374 người, với mật độ 13.540 người/km2. Về địa giới hành chính: phía Đơng giáp các quận 6, 8, Tân Phú; phía Tây giáp huyện Bình Chánh; phía Nam giáp quận 8; phí Bắc giáp quận 12 và huyện Hóc Mơn. Địa hình của quận chia làm 2 vùng: Vùng cao dạng địa hình bào mịn sinh tụ, cao độ từ 3-4m, độ dốc 0-4m tập trung ở phường Bình Trị Đơng, phường Bình Hưng Hồ; Vùng thấp dạng địa hình tích tụ bao gồm: phường Tân Tạo và phường An Lạc. Về thổ nhưỡng quận Bình Tân có 03 loại chính: Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hồ, Bình Trị Đơng thành phần cơ học là đất pha thịt nhẹ kết cấu rời rạc; đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân Tạo A; đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo (Chi cục thống kê quận Bình Tân, Niên giám thống kê 2013). Nhìn chung vị trí địa lý thuận lợi cho hình thành phát triển đơ thị mới.

Về dân số, quận Bình Tân có dân số tăng rất nhanh, tốc độ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2003 là 16,17%. Mật độ dân cư bình quân năm 2003 là 5.115 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là phường An Lạc A 16.680 người/km2 và thấp nhất là phường Tân Tạo 1.592 người/km2. Dân cư phân bố

không đồng đều, chủ yếu tập trung vào các phường có tốc độ đơ thị hố nhanh như: An Lạc A, Bình Hưng Hồ A, Bình Trị Đơng. Trên địa bàn quận Bình Tân có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm 91,27% so với tổng số dân, dân tộc Hoa chiếm 8,45%, còn lại là các dân tộc Khơme, Chăm, Tày, Thái, Mường, Nùng, người nước ngồi…Tơn giáo có Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi Giáo… trong đó phật giáo chiếm 27,26 % trong tổng số dân có theo đạo (Chi cục thống kê quận Bình Tân, Niên giám thống kê năm 2013).

Bảng 2. Thống kê dân số quận Bình Tân qua các năm

Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dân số (người) 639.088 655.244 672.309 686.474 704.347 754.652

Lao động đang làm việc trong độ tuổi

75,81% 76,22% 75,94% 77,33% 77,95% 78,45% Thu nhập bình quân (triệu đồng/người/năm) 19,7 23,8 26,5 35,6 40,4 47,5

Nguồn: Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh; Chi cục Thống kê quận Bình Tân

Quận đang trong quá trình đơ thị hóa nhanh, nhiều áp lực và phức tạp mới nảy sinh theo tốc độ phát triển; những yêu cầu ngày càng cao của họat động kinh tế - xã hội trong khi cơ sở hạ tầng, tổ chức bộ máy, trình độ quản lý, nguồn nhân lực cịn hạn chế. Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận đã xác định cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp”, thực hiện cải cách hành

chính, chỉnh trang đơ thị, sửa chữa nâng cấp các tuyến hẻm, cấp quyền sở hữu nhà ở, đất ở đại trà cho dân, khai thác mọi tiềm lực để phát triển quận.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Trong giai đoạn 2003 – 2013, kinh tế quận Bình Tân tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”. Đến năm 2008, quận Bình Tân gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng của Tp. Hồ Chí Minh và liên lục 6 năm (2008 - 2013) thu đạt trên 1.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013, mặc dù kinh tế vẫn cịn khó khăn nhưng ước thu ngân sách của quận Bình Tân đạt 1.552,416 tỷ đồng, tăng 339,05% so với năm đầu thành lập quận. Tổng thu ngân sách địa phương 10 năm là 4.693 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14,3%, năm 2004 thu 203,665 tỷ đồng, đến năm 2013 ước thu ngân sách 732,886 tỷ đồng, tăng 259,84%. Năm 2009 trên địa bàn quận có 17.867 đơn vị sản xuất kinh doanh gồm 3.836 doanh nghiệp, 14.031 hộ cá thể, đến năm 2013 có 20.468 đơn vị; trong đó có 7.258 doanh nghiệp, 13.210 hộ cá thể. Những năm qua, kinh tế xã hội quận phát triển rất nhanh: các khu dân cư mới hình thành, các khu dân cư cũ từng bước được chỉnh trang lại. Các khu công nghiệp thu hút nhiều cơng ty xí nghiệp đến làm ăn, các cụm cơng nghiệp hình thành, các cơng ty, xí nghiệp, các hộ sản xuất nhỏ, lẻ được khuyến khích phát triển.

Bảng 3. Tình hình phát triển kinh tế quận Bình Tân qua các năm

Năm 2003 - 2009 2010 – 2013 2014 2015 2016 2017 Mức độ tăng trưởng kinh tế 32,93% 28% 26,28% 22,37% 14,5% 14,4%

Thu ngân sách

(tỉ đồng) 2.847 1.822 2.116 2.254 2.631 2.866

Cơ cấu kinh tế (Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp) 75% - 16% - 9% 81% - 18% - 1% 80% - 19% - 1% 80% - 19% - 1% 79% - 20% - 1% 80,25% - 19,25% -0,5% Tỉ lệ thất nghiệp 6,62% 5,57% 5,68% 5,43% 5,40% 6,5% Tình hình đầu tư (1.000 tỷ đồng) 54.226 44.989,94 15.050 16.103,5 16.575 ,8 18.728, 5

Nguồn: Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân

Đến năm 2013, quận có trên 34.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể, tăng 216,89% so với ngày đầu thành lập quận. Các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn là may mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất sản phẩm từ kim loại, cao su, plastic và sản xuất da giày chiếm 52,5%. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển nhanh hơn ngành cơng nghiệp, có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn, cụ thể: Về thương mại - dịch vụ, tổng doanh thu 10 năm đạt 50.876 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 39,35%/năm. Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị sản phẩm đạt 50.876 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình qn 27,15%/năm. Các ngành cơng nghiệp phát triển theo hướng tạo ra sản phẩm có chất lượng, hàm lượng công nghệ cao, không ảnh hưởng đến môi sinh, mơi trường. Quận đã cơ bản hồn thành di dời theo kế hoạch đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Riêng về nông nghiệp, chuyển

dịch cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao gắn với thị trường liền kề, đảm bảo sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ đô thị xanh, sạch, đẹp, cải thiện môi trường sinh thái như: trồng hoa lan, cây cảnh, nuôi cá kiểng...

Đầu tư xã hội từ năm 2003 đến năm 2013 đạt 99.215,94 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư); tổng vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm đều tăng cao, cụ thể: năm 2004 là 6.164,8 tỷ đồng (vốn ngân sách 308,24 tỷ đồng, chiếm 5%), đến năm 2013 là 12.000 tỷ đồng (vốn ngân sách 968,5 tỷ đồng, chiếm 8,07%). Nguồn vốn đầu tư xã hội tập trung vào các cơng trình giao thông, y tế, giáo dục và đào tạo, nhiều nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy nhanh quá trình đơ thị hóa trên địa bàn quận. Từ năm 2003 đến năm 2013, quận đã xây dựng 29 trường học, trong đó có 7 trường mầm non, 10 trường tiểu học, 7 trường THCS, 5 trường THPT, tăng gần 1.200 giáo viên. Vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư xây dựng, thành lập được trên 150 trường tư thục các cấp.

Năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, doanh thu thương mại – dịch vụ tăng 30,07% so với năm 2013. Năm 2016, tình hình kinh tế của quận phát triển ổn định. Về kinh tế, tổng giá trị sản xuất đạt hơn 52.650 tỷ đồng. Đáng chú ý, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 6,1% so cùng kỳ với 4.874 doanh nghiệp, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn lên 18.468 doanh nghiệp. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước thực hiện hơn 2.631,17 tỷ đồng, tăng gần 23,3% so cùng kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận bình tân, TP hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 61 - 65)