TRANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP:
Cạnh tranh là một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường. Sản xuất càng phát triển, hàng hóa bán ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả cạnh tranh sẽ là một số doanh nghiệp bị thua cuộc và bị gạt ra khỏi thị trường, trong khi một số doanh nghiệp khác vẫn tồn tại và phát triển. Chính nhờ sự cạnh tranh không ngừng phát triển mà nền kinh tế thị trường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội – yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trên con đường phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi không phụ thuộc vào ý muốn của riêng ai, nên cạnh tranh trở thành một quy luật quan trọng thúc đẩy sự phát triển. Mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận
động để đứng được trong cơ chế này. Doanh nghiệp nào khơng thích nghi được cơ
chế mới sẽ phải cầm chắc sự phá sản và theo quy luật đào thải nó sẽ bị gạt ra khỏi thị trường.
Năng lực cạnh tranh được sử dụng để tạo ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với
thị trường đầu ra. Dựa trên những lợi thế về nguồn lực, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp để tạo nên ảnh hưởng lớn hơn tới thị trường. Doanh nghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa những thế mạnh và hạn chế những bất lợi của mình sẽ giành thắng lợi trong cạnh tranh.
Nâng cao năng lực cạnh tranh là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp. Đó là một quá trình phấn đấu lâu dài, kết hợp nhiều yếu tố. Bởi vì một quyết định,
một yếu tố đơn lẻ, hay chỉ trong một thời gian ngắn không thể tạo nên năng lực cạnh tranh, mà phải là sự nỗ lực biến đổi về mọi mặt của doanh nghiệp trong thời gian dài.
Do vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là một tất yếu đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Để tăng khả năng cạnh tranh
đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt một chu trình chất lượng và đảm
bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp.