Thứ nhất, người cung cấp: Công ty sử dụng nguyên liệu, vật tư thiết bị từ các
Nguồn nguyên liệu là lúa, gạo mua trực tiếp từ nông dân, các thương lái, bạn hàng xáo… chiếm khoảng 90% tổng nguyên liệu, nguyên liệu còn lại là hạt nhựa PV dùng trong sản xuất bao bì, xăng, dầu, điện và một số vật tư, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động xay xát, chế biến và dịch vụ cầu cảng, vận chuyển. Công ty
thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng đối với các
nhà cung cấp nguyên vật liệu, vật tư… kiểm tra tình hình thu hoạch các mùa vụ của
nơng dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận để có kế hoạch đảm
bảo nguyên liệu cho tồn bộ hoạt động của cơng ty hàng năm.
Tuy nhiên, vào vụ thu hoạch thì các thương lái tư nhân cũng đổ xô đi mua, mặt khác người nông dân lại muốn bán nhanh, bán giá cao dẫn đến cơng ty gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục hành chính trong việc quyết định nhanh chóng thu mua lúa (vì là cơng ty Nhà nước).
Do vậy, cơng ty cần có những giải pháp về giao quyền quyết định cho cán bộ
thu, mua để kịp thời phản ứng với nhà cung cấp.
Thứ hai, khách hàng: Khách hàng của công ty sử dụng mặt hàng gạo bao gồm người tiêu dùng, các siêu thị Metro, Coop.Mart, Citi.Mart và công ty ở các
nước như: Ukraina, Tanzania, Angola, Guinea… Với nhóm sản phẩm là lương thực công ty đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm gạo thơm đặc sản như Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Thái (KDM 105), Thơm Đài Loan (VD20), Thơm Mỹ
(Jasmine), Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên với số lượng lớn và được nhiều khách hàng
ưa chuộng. Đối với dịch vụ cảng biển, kho bãi và vận chuyển hàng hóa thì khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Về sản xuất kinh doanh bao bì, khơng những phục vụ cho
việc đóng gói sản phẩm của cơng ty mà cịn đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngồi
ngành như các công ty sản xuất thức ăn gia súc, thủy sản...
Công ty luôn ý thức được vinh dự cũng như trách nhiệm to lớn của mình là
làm sao ln đảm bảo duy trì và cung cấp nguồn lương thực chất lượng nhất để
phục vụ khách hàng, từ đó xây dựng uy tín và thương hiệu để mở rộng thị trường. Nhận xét, khách hàng của công ty rất phong phú và đa dạng, nên mỗi bộ phận chức năng theo dõi từng lĩnh vực kinh doanh phải có chiến lược quảng cáo,
tiếp thị và bán hàng khác nhau, đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh, chất lượng nhằm
thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Thứ ba, đối thủ cạnh tranh: Cạnh tranh diễn ra càng ngày càng gay gắt và có
xu hướng làm cho lợi nhuận trong ngành lúa gạo giảm đi, đây là áp lực lớn buộc
công ty phải thường xuyên tự hoàn thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh và có hiệu quả.
Đối thủ cạnh tranh của công ty Lương thực Sông Hậu gồm: Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, công ty cổ phần xuất nhập khẩu An Giang, công
ty cổ phần Gentraco, công ty lương thực Long An, công ty lương thực Tiền Giang,
công ty TNHH XNK Kiên Giang, công ty lương thực Đồng Tháp…
Để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ trong ngành, cơng ty phải
có giải pháp hạ giá thành sản phẩm từ đó tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Thứ tư, đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn của công ty Lương thực Sông Hậu
có thể bao gồm:
Các cơng ty, đơn vị trong và ngoài nước kinh doanh hàng xuất nhập khẩu,
các siêu thị nhập mặt hàng gạo từ nước ngoài và kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Các cơ sở tư nhân, đại lý… đang kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực
phẩm, cầu cảng, vận tải, kho bãi, bao bì có lợi thế về kinh nghiệm, uy tín thương hiệu, sở hữu cơng nghệ mới, cùng với chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ có thể thành lập công ty với các ngành nghề kinh doanh trên.
Đối với xuất khẩu gạo, theo Nghị định 109/2010/NĐ-CP có hiệu lực ngày
01/01/2011 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo thì các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho chuyên dùng sức chứa tối thiểu 5.000 tấn, có ít nhất 01 nhà máy xay xát công suất tối thiểu 10tấn/giờ, phải có hợp đồng xuất khẩu với giá không thấp hơn giá sàn công bố và phải có ít nhất 50% lượng gạo trong hợp đồng,
đây cũng là rào cản để hạn chế các đối thủ tiềm ẩn có thể gia nhập ngành.
Nhận xét, với những lợi thế hiện nay, công ty Lương thực Sông Hậu từng
sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhằm hạn chế sự gia nhập ngành và cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn.
Thứ năm, sản phẩm thay thế: Do đặc thù sản phẩm của công ty Lương thực
Sơng Hậu mặt hàng chính là gạo nên sản phẩm thay thế chỉ có và chủ yếu là lúa mạch, ngô, khoai, sắn….Thực tế sản phẩm thay thế ở đây là các sản phẩm mang tính bắt buộc, bất khả kháng mà khách hàng khơng cịn sản phẩm nào khác để thay thế.
Nhận xét, làm tăng khả năng cạnh tranh, công ty Lương thực Sông Hậu duy trì áp dụng quy trình cơng nghệ mới, cải tiến mẫu mã bao bì, nâng cao chất lượng, dịch vụ, giảm giá thành sản phẩm, gia tăng tiện ích cho người tiêu dùng nhằm tạo ra
đặc tính riêng của sản phẩm và nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
Ma trận các yếu tố bên ngoài
Qua phân tích mơi trường bên ngồi, với các yếu tố như trên, kết quả điều tra
khảo sát cho thấy các chuyên gia đánh giá thấp khả năng ứng phó của cơng ty
Lương thực Sơng Hậu với các yếu tố: Quan hệ đối ngoại với các nước, sự gia nhập
của các đối thủ ngành và sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ. Đánh giá cao các yếu tố: Cạnh tranh từ các nước trên thế giới, các doanh nghiệp trong ngành, nguồn nguyên liệu và an toàn thực phẩm.
Qua bảng 2.2 ta thấy, tổng số điểm tổng hợp các yếu tố bên ngồi của cơng ty Lương thực Sông Hậu là 3.18 cho thấy cơng ty có mức độ thích ứng với mơi trường bên ngồi ở mức tương đối tốt. Cơng ty Lương thực Sông Hậu cần tiếp tục
* Kết quả thu được và xử lý số liệu:
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Stt Các yếu tố Mức độ
quan trọng Phân loại Số điểm
01 Quan hệ đối ngoại giữa VN với các
nước trong khu vực và trên thế giới 0.05 2 0.10
02 Tình hình chính trị và xã hội trong
nước 0.09 3 0.27
03 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo
lớn trên thế giới 0.06 4 0.24
04 Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong nước 0.08 3 0.24
05 Sự gia nhập ngành của các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng 0.08 2 0.16
06 Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên
liệu 0.13 4 0.52
07 Chất lượng nguồn nguyên liệu không
đồng đều 0.08 3 0.24
08 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 0.07 3 0.21 09 Chính sách tín dụng, lãi suất vay cao 0.08 3 0.24
10 Vị trí địa lý thuận lợi 0.08 3 0.24
11 Yêu cầu về an toàn thực phẩm ngày
càng cao 0.12 4 0.48
12 Sự phát triển của khoa học công nghệ 0.08 3 0.24
Tổng 1.00 3.18