- Bốn là, cơ sở hạ tầng: Công tác đầu tư cầu cảng và mở rộng kho bãi được
3.2.4.4 Xây dựng và phát triển hệ thống kênh bán hàng
- Đối với thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu trực tiếp: Bộ phận xuất khẩu thuộc phòng Kế hoạch
kinh doanh của công ty cần được củng cố và tăng cường thêm nhân sự có trình độ chun mơn và trình độ về ngoại ngữ nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng; theo dõi việc giao, nhận hàng tại các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Cần Thơ và lập bộ chứng từ xuất khẩu theo quy định nhằm đảm bảo chặt chẽ trong thanh toán và thu được tiền bán hàng.
Để mở rộng thị trường xuất khẩu trực tiếp, thông qua Hiệp Hội Lương Thực
Việt Nam công ty cần lập danh sách khách hàng với địa chỉ cụ thể của trụ sở chính tại nước ngồi và văn phịng đại diện tại Việt Nam, từ đó đề ra kế hoạch tiếp cận như gửi cataloge, email, thư chào hàng để giới thiệu về công ty cụ thể như sau:
Đối với khách hàng có nhu cầu mua hàng với số lượng lớn trên 100.000
tấn/năm tại Việt Nam là không nhiều, tập trung vào các đơn vị Louirafous, Oplab, Toepfer, Olam, Nidera… Thông qua các hội nghị gạo quốc tế, công ty phải cử
người tham dự để có cơ hội tiếp xúc trực tiếp, gửi mẫu hàng và chào giá. Sau khi
tiếp xúc trực tiếp công ty cần giữ mối liên hệ thường xuyên và khi khách hàng có nhu cầu cung cấp hàng thì cơng ty phải định ra được giá bán có thể cạnh tranh được với các công ty khác trong nước, nhằm chào bán và ký được hợp đồng. Sau khi hợp
đồng đã được ký kết công ty phải đảm bảo thực hiện đúng cam kết đã ký trong hợp đồng, qua từng hợp đồng, uy tín thương hiệu của cơng ty sẽ được khách hàng lưu ý,
Đối với các khách hàng có nhu cầu mua hàng với số lượng nhỏ với số lượng
vài chục hoặc vài trăm tấn một lần mua thì giá có thể cao hơn. Công ty cần quan
tâm đến các nhu cầu cụ thể của họ về chất lượng để đáp ứng và duy trì mối quan hệ thường xun. Có như vậy, công ty mới giữ vững được thị trường.
Đối với khách hàng có nhu cầu mua để bán thẳng cho người tiêu dùng thông
qua các kênh phân phối của họ tại nước nhập khẩu: Thông thường, nhu cầu này là các loại gạo ngon đặc sản, đóng gói nhỏ 1kg, 2kg, 5kg, 10kg theo market của khách
hàng quy định. Công ty cần chọn lọc nguyên liệu thật kỹ để đảm bảo chất lượng, đảm bảo vệ sinh và đóng gói cẩn thận.
Thị trường cung ứng xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu:
Cung ứng xuất khẩu: Đây là thị trường mà cơng ty có thể tiếp cận được với khối lượng lớn thông qua Tổng công ty và các công ty kinh doanh lương thực trong
và ngoài ngành. Để đáp yêu cầu cung ứng công ty cần làm tốt các công việc sau:
Tổ chức tốt hệ thống thu mua nguyên liệu đầu vào với giá tận gốc, nhiều và nhanh.
Đảm bảo công tác sản xuất chế biến gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng và có năng suất, tỷ lệ thu hồi thành phẩm cao để có giá thành cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác.
Ủy thác xuất khẩu: Thị trường này hạn chế, chủ yếu là ủy thác xuất khẩu qua
các hợp đồng tập trung, số lượng hàng năm sẽ được Hiệp hội Lương thực phân bổ cho công ty theo từng đợt. Với thị trường này công ty cần tham gia thực hiện đầy
đủ các kế hoạch ủy thác được giao. Quan hệ chặt chẽ với Hiệp hội để có thơng tin
tốt nhất.
Bên cạnh đó, cơng ty cần tranh thủ các mối quan hệ nhất là các doanh nghiệp trong nội bộ ngành đã có thị trường xuất khẩu rộng như: Công ty Lương thực Long
An, công ty Lương thực Tiền Giang, công ty Lương thực Đồng Tháp… để phối hợp
chào giá và tham gia ủy thác xuất khẩu với các đơn vị trên. - Đối với thị trường trong nước
Xác định gạo là mặt hàng đóng vai trị quan trọng trong bữa ăn gia đình, do
hàng và để có thể cạnh tranh với các vựa gạo bán lẻ của tư nhân trên thị trường (do
công ty phải chịu 5%VAT) và mở rộng thị trường trong nước, cơng ty cần có các giải pháp sau:
Mua dự trữ một số lượng hàng phục vụ cho thị trường nội địa dưới dạng lúa khi vào vụ mùa Đông xuân hàng năm với giá thấp và tổ chức xay xát chế biến từ từ theo kế hoạch bán ra hàng tháng. Lượng hàng này phải đa chủng loại và thuần giống. Có lượng hàng dự trữ cơng ty sẽ chủ động bán ra về số lượng, chủ động xác
định các phương án giá cho từng phân khúc thị trường, đồng thời đảm bảo được
chất lượng gạo bán ra là gạo mới xay xát nên mùi vị của gạo vẫn còn như mới thu hoạch.
Giữ vững thị phần khách hàng đã có và mở rộng kênh phân phối dưới hình thức cơng ty trực tiếp đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ trên địa bàn thành Phố Cần Thơ, theo tác giả, trước mắt từ nay đến năm 2015 sẽ hình thành 10 cửa
hàng tại các quận nội ngoại thành như: Ninh Kiều (3), Bình Thủy (3), Cái Răng (3),
Ơ Mơn (1), tăng cường bán hàng vào các siêu thị tại các tỉnh Miền Tây và củng cố
Trung tâm phân phối lương thực của công ty.
Bán hàng qua thẻ mệnh giá với hình thức liên kết với các cơng ty, xí nghiệp trong khu cơng nghiệp Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Hưng phú để tiến hành bán thẻ có
mệnh giá quy định và sẽ trừ dần dựa vào doanh số mua của chủ thẻ.
Trong quá trình tổ chức hệ thống phân phối với hình thức bán hàng trực tiếp. Công ty sẽ vừa làm vừa rút kinh nghiệm để chấn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong khâu tiêu thụ mặt hàng gạo nội địa của công ty.