Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 64)

- Bốn là, cơ sở hạ tầng: Công tác đầu tư cầu cảng và mở rộng kho bãi được

3.2.1 Giải pháp về công nghệ

Thứ nhất, đầu tư sắp xếp lại dây chuyền máy móc thiết bị: Tại xí nghiệp

Trà Nóc: Hiện có 2 máy chế biến gạo mỗi máy 12 tấn/giờ, sẽ được bố trí lại, bằng cách di chuyển hai máy rời nhau ở hai kho riêng biệt về gần nhau ở một kho và bố trí song song thành một máy công suất 24 tấn/giờ, như vậy về tổng thể công suất

không tăng thêm, nhưng sẽ tiết kiệm số lao động vận hành máy từ 2 người/máy/ca trước đây xuống còn 1 người/máy/ca vì khi bố trí song song 2 người/2 máy/ca sẽ

phối hợp hỗ trợ cho nhau để mở máy và theo dõi. Như vậy khi sắp lại công suất 12 tấn/giờ thành một máy 24 tấn/giờ sẽ tiết kiệm được 2 người/ca, máy hoạt động 2 ca sẽ tiết kiệm 4 người. Chi phí di dời 200 triệu đồng.

Ngồi 2 máy 12 tấn/giờ, xí nghiệp Trà Nóc cịn 2 máy cơng suất 6 tấn/giờ sẽ

được sắp xếp lại thành một máy 12 tấn/giờ. Máy 6 tấn/giờ tuy công suất nhỏ hơn

máy 12 tấn/giờ nhưng vẫn phải bố trí 2 cơng nhân vận hành máy. Vậy khi sắp xếp lại sẽ tiết kiệm 4 người với chi phí di dời 150 triệu đồng.

Tương tự: Tại trạm Cái Răng hiện có 3 máy: Một máy 8 tấn/giờ, một máy 5

tấn/giờ và 5 tấn/giờ. Máy 8 tấn/giờ vẫn giữ nguyên như cũ, chỉ sắp xếp lại 2 máy 5 tấn/giờ thành một máy 10 tấn/giờ sẽ tiết kiệm được 4 công nhân vận hành máy, chi phí di dời là 150 triệu đồng.

Tại trạm Thới Lai hiện có 2 máy: một máy 8 tấn/giờ và một máy 5 tấn/giờ sẽ bố trí lại thành 1 máy 13 tấn/giờ sẽ tiết kiệm 4 người, với chi phí di dời là 150 triệu

đồng.

Thứ hai, đầu tư lắp đặt cân tự động đóng gói, thùng chứa nguyên liệu thành phẩm: Hiện nay, công ty Lương thực Sông Hậu đang thực hiện theo quy trình sản xuất đó là: Một dây chuyền máy hoạt động 1 ngày 2 ca (ca đêm, ca ngày), ngày hôm sau chỉ hoạt động một ca vì phải cho cơng nhân bốc xếp nghỉ dưỡng sức, do vậy tiến độ sản xuất không đáp ứng yêu cầu, nên việc đầu tư các thùng chứa nguyên liệu, thành phẩm, cân đóng gói tự động sẽ khắc phục được hạn chế trên. Ca ngày sẽ cho nguyên liệu vào thùng chứa đủ cho ca đêm sản xuất trước khi kết thúc

ca ngày. Ca đêm chỉ cần công nhân vận hành máy là 2 người đối với máy 5 tấn/giờ, máy 6 tấn/giờ và 3 người đối với máy 8 tấn/giờ, máy 12 tấn/giờ để đóng gói tấm cám là đủ để ca đêm sản xuất, gạo thành phẩm sản xuất trong ca đêm sẽ được chứa vào thùng thành phẩm, hơm sau ca ngày sẽ đóng gói.

Cân đóng gói tự động được lắp đặt sẽ làm giảm số lao động đóng gói, làm

cho năng suất tăng lên, bên cạnh đó cân tự động đóng gói cho trọng lượng tịnh sẽ chính xác hơn. Tuy nhiên, cơng tác bảo trì phải được thực hiện thường xuyên sau

khi ca máy hoạt động.

Việc trang bị cân tự động để đóng gói sẽ đảm bảo cho ca ngày đóng được số

lượng gạo thành phẩm ca đêm trữ lại trên thùng thành phẩm mà không cần tăng

thêm số lao động đóng gói. Vậy sau khi đầu tư cân tự động đóng gói sẽ làm tăng

năng suất lao động giảm chi phí lao động bốc xếp.

Thứ ba, trang bị băng chuyền tải gạo kèm với cân điện tử: Việc bốc dỡ nhập xuất gạo tại công ty vẫn cịn mang tính thủ cơng cụ thể:

- Đối với bốc dỡ nhập kho: Gạo từ ghe nguyên liệu được cơng nhân (bố trí 6

người) bốc lên băng tải 2 cấp (mỏ vịt) chạy lên bờ và được bốc lên (bố trí 6 người)

rờ mooc, máy cày hoặc bốc lên (bố trí 5 người) xe 4 bánh, sau đó được đưa qua cân

điện tử 15 tấn hoặc 2 tấn, cân xong, gạo được bốc (bố trí 6 người) gác hộc hoặc

chất cây trong kho.

Tổng số lao động bốc dỡ được bố trí tại xí nghiệp Trà Nóc là 18 người/1 máng cân nhập hoặc xuất. Ở các đơn vị khác là 17 người/ 1 máng cân nhập hoặc xuất.

- Đối với bốc dỡ xuất kho: Thành phẩm được cân giám định 10% số lượng,

sau đó bốc lên rơ mooc máy cày hoặc xe 4 bánh chuyển đến bến và được bốc lên băng tải 2 cấp để xếp xuống ghe, sà lan.

Để tăng năng lực nhập xuất và chủ động sản xuất, công ty sẽ đầu tư hệ thống băng tải có cân điện tử kèm theo để bốc dỡ gạo như sau:

- Đối với khâu nhập: Gạo nguyên liệu từ ghe được bốc lên băng tải 2 cấp và gạo chạy lên băng tải ngang, sau đó được đưa đến cân điện tử trang bị trên băng tải,

gạo chạy qua sẽ được cân từng bao, sau đó băng tải sẽ đưa đến cho cơng nhân gác hộc hoặc chất cây trong kho.

- Đối với khâu xuất: Gạo thành phẩm đưa lên băng tải qua cân điện tử và

chạy qua băng tải ngang đến băng tải 2 cấp chạy xuống ghe, sà lan.

Để tăng năng lực nhập xuất và chủ động sản xuất. Nếu đầu tư, công ty sẽ

giảm được số lao động bốc hàng từ 1 đường băng tải 2 cấp lên rơ moóc máy cày là

6 người tại xí nghiệp Trà Nóc hoặc xe kéo gạo 4 bánh là 5 người tại các đơn vị còn

lại. Đồng thời thủ kho sẽ không cân từng mã cân, mã cân điện tử trong hệ thống băng sẽ cân từng bao khi bao gạo chạy qua và được kết nối vào hệ thống máy theo

một chương trình định sẵn. Chương trình máy sẽ tổng hợp một cách khách quan số

lượng nhập kho và sẽ hạn chế được tiêu cực trong khâu nhập mua (nhập khống) và ngược lại khi xuất kho cũng vậy.

Thứ tư, đầu tư công đoạn tráng màng đối với ngành bao bì: Hiện nay, tại

Cần Thơ, nhiều đơn vị sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản hình thành và đã

đi vào hoạt động, như: Chi nhánh Proconco, CP, Cargill, thức ăn gia súc Việt Long,

… với nhu cầu nguyên liệu đầu vào là bã đậu nành, cám gạo, tấm, cá khô…. Và bao bì PP có tráng màng PE để đựng thức ăn thành phẩm đã sản xuất ra. Là đơn vị chế biến lúa gạo nên nguồn phụ phẩm của cơng ty là tấm, cám (gần 30.000 tấn/năm) có thể cung cấp các đơn vị sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, đồng thời cũng có thể cung cấp cả bao bì để đựng thức ăn.

Đây là yêu cầu lớn và rất khả thi vì thời gian qua các đơn vị này đã đặt vấn đề cung cấp nguyên liệu tấm, cám và bao bì theo hợp đồng cả năm. Nhưng công ty

chỉ cung được nguyên liệu cám, tấm mà chưa cung cấp được bao bì cho họ vì trong dây chuyền sản xuất bao của cơng ty chưa có cơng đoạn tráng màng PE. Do vậy, ngoài sản phẩm bao PP đựng lúa gạo. Công ty cần đầu tư công đoạn tráng màng trong dây chuyền để sản xuất bao PP tráng màng PE đựng thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản.

Nhu cầu đầu tư công đoạn tráng màng PE tổng cộng là 686 triệu đồng, bao gồm:

- Máy tráng màng bao (công suất 50 mét/phút, tương đương 350.000 cái bao/tháng với chuẩn bao có trọng lượng 125gr/cái): 500 triệu đồng/máy.

- Máy cắt bao tự động : 37,8 triệu đồng. - Máy lộn bao đã tráng màng : 86,1 triệu đồng. - Chi phí lắp đặt (kể cả dự phịng) : 62,1 triệu đồng.

Công đoạn tráng màng được đầu tư từ nguồn vốn tự có của đơn vị.

Việc vận hành khai thác máy tráng màng địi hỏi cơng nhân phải có trình độ chun mơn và nắm được đặc tính kỹ thuật của máy vì vậy trong thời gian lắp đặt máy, công ty phải cử công nhân kỹ thuật theo dõi lắp đặt, nhận bàn giao công nghệ và thao tác vận hành máy. Do nguyên lý làm việc của máy tráng màng tương tự máy tạo sợi dệt bao PP, nên cơng ty có thể huấn luyện cơng nhân máy tráng màng nắm vững kỹ thuật về máy tạo sợi để họ có thể tiếp thu dễ dàng trong quá trình tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật máy tráng màng PE.

Do công suất của dây chuyền bao bì là 6 triệu bao/năm, nên cơng ty cần hợp tác với một số đơn vị ngành bao pp, để khi nhu cầu bao đựng lúa gạo, thức ăn gia súc, thủy sản… vượt công suất thiết kế, thì cơng ty chuyển gia cơng ra bên ngồi

một số đơn hàng mà hiệu quả vẫn đảm bảo, vì các chi phí khác như nhà xưởng, thiết bị, lao động, quản lý… công ty không phải lo thêm mà vẫn đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty lương thực sông hậu , luận văn thạc sĩ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)