Hệ số rủi ro cho vay bán lẻ, doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 50 - 53)

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dư nợ bán lẻ 135 303 479 569 2 Tổng tài sản có 861 1,161 1,675 2,018

3 Hệ số rủi ro cho vay bán lẻ 15,68% 26,10% 28,60% 28,20% 4 Hệ số rủi ro cho vay doanh nghiệp 74,33% 59,52% 59,70% 61,10%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo nội bộ của Vietinbank Chi nhánh Sài Gịn

Hệ số rủi ro tín dụng của bán lẻ trong tài sản có của chi nhánh tăng đều qua các năm, hệ số rủi ro cho vay năm 2016 là 28,20%, trong khi hệ số rủi ro cho vay của khách hàng doanh nghiệp là 61,1% thể hiện tỷ trọng của các khoản mục cho vay bán lẻ thấp hơn tỷ trọng của các khoản mục cho vay doanh nghiệp trong tổng tài sản có của chi nhánh, hệ số rủi ro cho vay bán lẻ có xu hướng ngày càng tăng qua các năm cho thấy khả năng tạo ra thu nhập cao lớn tuy nhiên đồng nghĩa với việc sẽ có rủi ro cao hơn, khả năng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng làm tăng chi phí trích lập dự phịng và các chi phí phát sinh xử lý nợ. Thực tế, trong năm 2016, việc nợ xấu tăng lên mức 0,38% đã tác động đáng kể đến hiệu quả cho vay bán lẻ tại chi nhánh thông qua việc làm giảm mức tăng trưởng lợi nhuận.

3.4.4. Vòng quay vốn cho vay bán lẻ (Turn over Credit - TOC)

Bảng 3.5. Vòng quay vốn cho vay bán lẻ và hệ số thu nợ giai đoạn năm 2013-2016

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dư nợ bán lẻ bình quân 63 140 363 498

2 Doanh số cho vay bán lẻ 565 1,371 2,068 2,412 3 Doanh số thu nợ bán lẻ 430 1,097 1,589 1,842

4 Vòng qua vốn cho vay bán lẻ 6,8 7,8 4,4 3,7

5 Hệ số thu nợ 76,1% 80,0% 76,8% 76,4%

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo nội bộ của Vietinbank Chi nhánh Sài Gòn

Doanh số cho vay bán lẻ tại chi nhánh có mức độ tăng rịng qua các năm thể hiện quy mô dư nợ cho vay bán lẻ tại chi nhánh ngày càng gia tăng. Doanh số cho vay năm 2014 có mức tăng đột biến 806 tỷ đồng so với năm 2013 là do giai đoạn này chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ, sản phẩm chủ chốt là cho vay chứng minh tài chính, sản phẩm này có đặc điểm là giải ngân và thu nợ nhanh nên doanh số giải ngân tăng đồng thời doanh số thu nợ cũng tăng, dư nợ thời kỳ này có xu hướng biến động mạnh hàng tháng. Mức tăng doanh số cho vay dần giảm lại và đạt mức 344 tỷ đồng năm 2016 do cơ cấu sản phẩm của chi nhánh năm 2016 có sự chuyển dần sang dư nợ ổn định hơn, cho vay trung dài hạn và tập trung vào các sản phẩm cho vay mua nhà ở đất ở, cho vay mua ô tô và cho vay sản xuất kinh doanh.

Doanh số thu nợ bán lẻ cũng tăng ròng qua các năm cùng với doanh số cho vay. Cụ thể mức tăng mạnh nhất vào năm 2014 đạt mức thu 667 tỷ đồng và doanh số thu nợ giảm dần chỉ còn mức 253 tỷ đồng vào năm 2016.

Tổng dư nợ cho vay bán lẻ liên tục tăng qua các năm. Năm 2015 là năm mà dư nợ bán lẻ đạt mức tăng cao nhất 176 tỷ đồng khi mà Ban lãnh đạo chi nhánh thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng dư nợ, đồng thời hệ thống Core Banking mới dần ổn định hỗ trợ hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ. Mức tăng thấp nhất vào năm 2016 khi mà chi nhánh đối diện với nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ. Đầu tiên là phải kể đến tình hình chung của nền kinh tế, năm 2016 là

năm nền kinh tế có dấu hiệu khó khăn, NHNN thực hiện nhiều giải pháp kiểm soát hoạt động để thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống gây nhiều khó khăn cho công tác cho vay; tiếp đến năm 2016 cũng là năm hệ thống VietinBank thực hiện triển khai Corebanking mới, việc sử dụng đồng thời 2 hệ thống CoreBanking trong giai đoạn thử nghiệm gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thời gian tiếp thị và tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng, cùng với đó VietinBank cũng từng bước triển khai quy trình cho vay mới và triển khai mơ hình bán lẻ mới ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động cho vay khách hàng bán lẻ tại chi nhánh. Điều này giải thích vì sao tốc độ tăng trưởng về quy mô ngày càng suy giảm và đặc biệt là giảm mạnh nhất vào cuối năm 2016.

Với những biến động của dư nợ cho vay, doanh số cho vay và doanh số thu nợ bán lẻ đã dẫn đến chỉ số vòng quay vốn bán lẻ năm 2013 là 6,8 và có sự gia tăng trong năm 2014 lên mức 7,8 vòng và giảm dần xuống còn 4,4 vòng năm 2015 và 3,7 vòng năm 2016. Điều này thể hiện tốc độ luân chuyển của vốn cho vay bán lẻ ngày càng chậm hơn, khả năng cơ cấu dư nợ chuyển dần từ vay ngắn hạn sang vay trung dài hạn. Xem xét cơ cấu dư nợ theo thời hạn ở bảng 3.8 ta thấy đúng như vậy, cơ cấu dư nợ trung hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, năm 2013 vòng quay vốn tín dụng cao cũng là lúc tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiểm đến 72,9% dư nợ bán lẻ. Trong năm 2014 và 2015, vòng quay vốn cho vay bán lẻ giảm dần và tỷ trọng dư nợ ngắn hạn cũng có xu hướng giảm theo. Điều này được hiểu là khơng tốt khi vốn cho vay tham gia ít chu kỳ sản xuất lưu thơng hàng hóa hơn, tuy nhiên do đặc thù là dư nợ ngắn hạn của chi nhánh lại chủ yếu là dư nợ tiêu dùng có mức sinh lời thấp (năm 2013 dư nợ tiêu dùng chiếm đến 96,6%) nên việc vịng quay vốn giảm lại có tác dụng tiết kiệm chi phí thẩm định, tăng thu nhập từ lãi vay dẫn đến hiệu quả cho vay bán lẻ tăng lên.

3.4.5. Hệ số thu nợ bán lẻ (Ratio Obtained Debt – ROD)

Cũng theo Bảng 3.8, hệ số thu nợ năm 2013 là 76,1% có sự gia tăng dần vào năm 2014 lên 80,0%, nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn năm 2013 đã đến hạn vào đầu năm 2014, đồng thời chi nhánh thực hiện thu nợ ào ạt và rút giảm cho vay chứng minh tài chính. Bước sang năm 2015 hệ số thu nợ là 76,8% do chi nhánh

có thực hiện thu nợ trước hạn đối với các khoản vay tiêu dùng trung dài hạn và năm 2016 hệ số thu nợ giảm nhẹ xuống còn 76,4%. Điều này cũng phù hợp với thực trang khi mà chi nhánh đẩy mạnh hoạt động cho vay thì doanh số cho vay cũng tăng, trong khi hệ số thu nợ bằng tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay, mẫu số tăng trong khi tử số lại không tăng nhanh bằng dẫn đến hệ số thu nợ giảm xuống.

3.4.6. Tỷ lệ nợ xấu bán lẻ (Non-Performance Loan – NPL)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)