CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Hải Phòng
3.3.2.1. Cơ sở hạ tầng xã hội
a. Giáo dục
Với số người biết chữ đạt tỷ lệ cao (tương ứng 98,1% dân số, so với bình quân cả nước năm 2014 là 94,7%) và là một trong những địa phương đầu tiên hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông (phổ cập trung học cơ sở từ năm 2001, trung học phổ thông từ năm 2008), Hải Phịng là địa phương có nền tảng giáo dục phổ thống khá tốt. Các chỉ tiêu quan trọng về quy
Hải Phòng; 126.777 Hà Nội 570.046 Đà Nẵng; 63.351 Tp. Hồ Chí Minh 957.358 Cần Thơ; 91.669 Quảng Ninh; 87.425 Bắc Ninh 118.413 Vĩnh Phúc 70.075 Hải Dương; 77.330 Bình Dương 196.840 BR VT; 282.275 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Dâ n số (n gh ìn n gư ời) Diện tích (km2)
Kích cỡ hình trịn thể hiện quy mơ GRDP, số sau tên địa phương là GRDP (tỷ VND) trong năm 2015
mô lớp học và tỷ lệ học sinh bình qn đối với mỗi giáo viên của Hải Phịng đã có nhiều cải thiện kể năm 1995 (Phụ lục 7-1, 7-2).
Tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học tại các cấp học tại Hải Phòng cũng khá cao11 với trên
2/3 số học sinh nhập học lớp 1 tại Hải Phòng năm 2003 tiếp tục được học và hoàn thành bậc học THPT trong năm 2014 (Phụ lục 7-3). Kết quả này tương đương với các thành phố lớn: Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng, vượt khá xa so với các địa phương cịn lại trong nhóm và so với bình quân cả nước. Điều này phản ánh chính sách hiệu quả của Hải Phịng trong việc phổ cập giáo dục phổ thông và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em trong độ tuổi đến trường tại hầu hết các nhóm dân cư.
Bên cạnh giáo dục phổ thông, đào tạo chun mơn tại Hải Phịng cũng khá phát triển. Sau khi tăng mạnh trong giai đoạn 2005÷2008, số lượng học viên ở bậc trung học chuyên nghiệp (THCN) tại Hải Phịng có xu hướng giảm dần, tương ứng với việc mở rộng quy mô đào tạo tại bậc cao đẳng, đại học (Phụ lục 7-4). Xét chung số lượng học viên và số lượng cơ sở đào tạo THCN và cao đẳng, đại học tại Hải Phịng thuộc nhóm cao nhất cả nước.
Hải Phịng cũng là trung tâm đào tạo lớn thứ hai về quy mô trong vùng ĐBSH (sau Hà Nội), đặc biệt là về giáo dục bậc đại học. Thành phố có 04 trường đại học và 31.682 sinh viên (năm 2015), bằng khoảng 2,8% dân số thành phố. Trong đó, trường có quy mơ lớn nhất là Đại học Hàng Hải với khoảng 17.000 sinh viên. Đại học Hàng Hải là trung tâm đào tạo lớn nhất cả nước đối với các ngành: kỹ thuật hàng hải, giao thông và kinh tế vận tải biển. Đây là trường đào tạo đầu ngành khối các trường giao thơng vận tải. Tuy có quy mơ đào tạo lớn, nhưng chất lượng đào tạo là điểm yếu đối với các trường đại học tại Hải Phòng. Theo xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam của Webometrics12, các trường đại học tại Hải Phịng có vị trí khá thấp và khơng có trường nào nằm trong số 20 trường đứng đầu13.
Ngoài các trường THCN, cao đẳng và đại học, Hải Phịng cịn có hệ thống 58 cơ sở dạy nghề với khả năng đào tạo nghề cho hơn 48.000 học viên mỗi năm. Các cơ sở này tập
11 Ước tính Tỷ lệ học sinh tiếp tục theo học tại các cấp học tính trong giai đoạn năm 2003÷2014 bằng cách: (i) ước tính số lượng học sinh lớp 1 bằng 1/5 số lượng học sinh tiểu học năm 2003; (ii) ước tính số lượng học sinh lớp 6 bằng ¼ số lượng học sinh THCS năm 2008; (iii) ước tính số lượng học sinh lớp 10 bằng 1/3 số lượng học sinh THPT năm 2012; (iv) ước tính số lượng học sinh lớp 12 bằng 1/3 số lượng học sinh THPT năm 2014. 12 Sử dụng kết quả bảng xếp hạng các trường đại học tại Việt Nam, năm 2016 của Webometrics Ranking of World Universities (Webometrics xếp hạng các trường đại học dựa trên các tiêu chí về học thuật: số lượng các nghiên cứu khoa học được công bố, chất lượng trang chủ, học liệu và các hoạt động học thuật khác…). 13 Theo xếp hạng của Webometics năm 2016: Đại học Hàng Hải xếp thứ 36, Đại học Dân lập Hải Phòng xếp thứ 41, Đại học Hải Phòng xếp thứ 81, Đại học Y Dược Hải Phòng xếp thứ 88 trong tổng số 124 trường đại học của Việt Nam được xếp hạng.
trung đào tạo chủ yếu là các ngành cơ khí, cơng nghiệp chế tạo. Tuy có khả năng đào tạo với quy mơ lớn nhưng các trường dạy nghề hiện ở trong tình trạng thiếu học viên do việc định hướng học sinh ở các trường phổ thông chưa hiệu quả và cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo không theo kịp yêu cầu công việc của các doanh nghiệp.14
b. Y tế
Nhìn chung cơ sở hạ tầng và nhân lực về y tế của Hải Phòng là khá tốt so với các địa phương khác trong nhóm so sánh (Phụ lục 8). Thống kê năm 2015 cho thấy Hải Phịng có 13 bác sĩ và 39,4 giường bệnh trên một vạn dân, cao hơn khá nhiều so với bình quân cả nước (8 bác sĩ và 33,4 gường bệnh trên một vạn dân). Hệ thống hạ tầng y tế của Hải Phịng được phát triển tương đối hồn chỉnh với tất cả các xã, phường, thị trấn đều đạt chuẩn quốc gia về y tế, có trạm xá và bác sĩ, hộ sinh.
Ngoài hệ thống trạm y tế cơ sở, Hải Phịng có 34 bệnh viện tuyến tỉnh, trong đó có 02 bệnh viện tuyến IV – tuyến cao nhất về khám chữa bệnh với kỹ thuật chun sâu. Ngồi ra, Đại học Y Dược Hải Phịng, trung tâm đào tạo y khoa và dược khoa của vùng ĐBSH, là cơ sở để thành phố chủ động trong nâng cao trình độ cán bộ y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.