Sơ đồ cụm ngành Cảng biển ở Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng (Trang 48)

b. Thực trạng phát triển

Trung tâm của cụm ngành là hệ thống cảng biển đã được phát triển ngay từ thời kỳ Pháp thuộc do điều kiện tự nhiên và vị trí thuận lợi của Hải Phịng. Cảng biển tại Hải Phòng được phát triển liên tục, hiện là hệ thống cảng biển lớn nhất tại miền Bắc và thứ 2 cả nước (sau Tp.HCM). Lượng hàng hóa thơng qua cảng biển tại Hải Phòng tăng mạnh trong thập kỷ qua, trung bình đạt 18,5%/năm trong giai đoạn 2006÷2015.

Vận tải trung gian

- Vận tải đường bộ - Vận tải đường thủy - Vận tải đường sắt - Vận tải đường biển Tài chính và đầu tư

(vốn trong nước, FDI) Đào tạo

(công nhân, kỹ sư, quản trị)

Hạ tầng giao thông vận tải Hạ tầng thương mại,

xuất nhập khẩu

Cụm ngành xây dựng Cụm ngành chế tạo, sửa

chữa tàu biển và các phương tiện vận tải

Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa

Cụm ngành cơ khí Kho bãi ngoại quan,

Cảng cạn

Cảng biển

Dịch vụ Vận tải biển

Hải quan Hoa tiêu/ Bảo đảm

an toàn hàng hải Bảo hiểm Cảng vụ Mạng lưới phân phối hàng hóa Quản lý, Chính sách nhà nước Hiệp hội ngành nghề: - Hiệp hội DN logistics - Hiệp hội cảng biển - Hiệp hội chủ tàu

Hình 3-28: Lượng hàng thơng qua cảng biển Hải Phịng (năm 2006÷2016)

Nguồn: Tổng hợp Bảo cáo kinh tế - xã hội và NGTK Hải Phòng

Hệ thống cảng biển của Hải Phòng gồm 44 bến cảng được vận hành bởi nhiều doanh nghiệp khác nhau, với tổng chiều dài 10,5km25. Phần lớn tập trung trên sơng Cấm trên luồng Hải Phịng từ khu vực cảng Hồng Diệu tới khu vực Đình Vũ. Cùng với hệ thống cảng biển là các cơ sở hạ tầng kèm theo như: luồng hàng hải, đường kết nối và hệ thống kho, bãi ngoại quan phục vụ hoạt động của hệ thống cảng này.

Theo JICA (2010), khả năng thông qua của các cảng hiện hữu và năng lực mở rộng tới năm 2020 của các cảng miền Bắc (gồm cả Hải Phòng và Quảng Ninh) đạt khoảng 53 triệu tấn hàng hóa. Lượng hàng thơng qua rất lớn và tăng trưởng mạnh, hiện đã vượt khá nhiều so với công suất và khả năng mở rộng của hệ thống cảng biển hiện hữu tại Hải Phịng. Với việc hoạt động trong tình trạng vượt q công suất, hệ thống hậu cần và giao thông trong và ngoài cảng cũng bị quá tải, nhất là vào mùa cao điểm về vận tải.

Ngoài ra, sự phát triển của cụm ngành cảng biển tại Hải Phòng cũng gặp phải những thách thức: (i) Luồng tàu bị sa bồi liên tục gây khó khăn cho việc khai thác đối với các cảng, (ii) Luồng tàu trên sơng Cấm có hạn chế về chiều rộng và chiều sâu luồng nên khơng thể khai thác các tàu có trọng tải lớn và các tuyến hàng hải chính. Hàng hóa phải chuyển thông qua các cảng trung chuyển quốc tế (Hồng Kông, Singapore, Cao Hùng) kéo dài thời gian và tăng chi phí vận tải; (iii) Hệ thống kho, bãi ngoại quan phát triển khá tự phát, chưa theo quy hoạch đồng bộ và thiếu hệ thống xếp dỡ chuyên dụng; (iv) Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông

25 Danh sách cụ thể các bến cảng chính tại Hải Phịng được nêu tại Phụ lục 14

17,0 24,0 30,0 34,0 38,4 43,0 48,9 55,5 66,1 78,1 80,0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 11/2016 T riệu T ấn

kết nối tới cảng thiếu đồng bộ và cũng trong tình trạng quá tải. Thực trạng này được khẳng định thông qua khảo sát của Nguyễn Quốc Tuấn (2015) về đánh giá của doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng về điểm yếu cơ bản của cảng biển tại Hải Phòng (Phụ lục 15).

c. Quy hoạch và tiềm năng phát triển

Những hạn chế về cơ sở hạ tầng cảng biển của Hải Phịng khơng phải là vấn đề mới và đã có giải pháp khắc phục với một loạt dự án đầu tư có quy mơ lớn: (i) dự án đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Lạch Huyện), (ii) dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, (iii) cầu vượt biển Tân Vũ - Lạch Huyện, (iv) dự án đường cao tốc ven biển Quảng Ninh - Hải Phịng - Ninh Bình. Việc di dời hệ thống cảng biển hiện hữu tới khu vực mới dự kiến sẽ giúp Hải Phòng giải quyết triệt để thực trạng quá tải và hạn chế của luồng tàu. Cụm cảng mới có có khả năng tiếp nhận tàu biển cỡ lớn trọng tải tới 100.000DWT với sản lượng hàng hóa thơng qua trong giai đoạn đầu dự kiến đạt 1,1 triệu TEU/năm và khả năng kết nối trực tiếp tới các đối tác ngoại thương lớn của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU.

Tuy vậy, sự phát triển trong tương lai của cụm ngành cịn có những thách thức: (i) sự thiếu đồng bộ trong kết nối thông qua hệ thống đường sắt và đường sông chưa thể khắc phục; (ii) sự phát triển tự phát của hệ thống ICD và kho ngoại quan vẫn tiếp diễn do thiếu vắng quy hoạch tổng thể trong phát triển logistics của Hải Phòng; (iii) các dịch vụ hỗ trợ và hoạt động của các hiệp hội nghề nghiệp cịn yếu. Ngồi ra, liên kết giữa cụm ngành cảng biển với các cụm ngành khác của thành phố (đóng tàu, cơ khí…) khá yếu.

Vai trị chính quyền Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh

Điều kiện yếu tố đầu vào Các yếu tố

điều kiện cầu

Các ngành phụ trợ

- Cạnh tranh chủ yếu dựa trên giá, chưa có nhiều khác biệt trong chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp

+ Chiến lược cạnh tranh trong tương lai:

Tiếp nhận các tuyến vận tải đường dài trực tiếp tới Châu Âu và Hoa Kỳ

Mở rộng thị trường, áp dụng công nghệ thông tin và công nghệ quản lý để tăng chất lượng và giảm giá thành

- Hải quan là điểm yếu dù có nhiều cải cách hành chính, đặc biệt là chi phí khơng chính thức khá phổ biến và thủ tục hành chính phức tạp và thay đổi thường xuyên

+ Là trung tâm về đào tạo nhân lực cho các ngành logistics và hàng hải. Tuy nhiên chất lượng đào tạo còn cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp

- Các hiệp hội ngành nghề có những hoạt động cụ thể trong đào tạo, cung cấp thơng tin và phản biện chính sách nhưng hoạt động cịn hạn chế và thiếu văn phòng đại diện tại Hải Phòng

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thương cảng có quy mơ lớn tại khu vực xa bờ khơng chịu các hạn chế về bồi lắng và chiều rộng luồng tàu

- Cơ sở hạ tầng nhìn chung khá phát triển, nhưng thiếu đồng bộ, việc áp dụng cơng nghệ vào quản lý cịn hạn chế - Thiếu nhân lực trình độ cao là thực trạng chung của ngành logistic

Vốn đầu tư nhà nước dành cho các hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối tới cảng

+ Khung pháp lý đối với các hoạt động của doanh nghiệp trong cụm ngành đã tương đối đầy đủ và có điều chỉnh theo thực tế

- Quy hoạch phát triển ngành khá chậm với thực tế và phải điều chỉnh gây khó khăn cho doanh nghiệp

- Chính quyền địa phương chưa có nhiều chính sách cụ thể phát triển cụm ngành

+ Cầu tăng nhanh trong thời gian dài và vượt các dự báo + Cầu về dịch vụ vận tải đường dài rất lớn

CHƯƠNG 4. TỔNG HỢP VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HẢI PHỊNG HẢI PHỊNG

4.1. Vấn đề nhìn từ mục tiêu ngân sách và việc làm

Thứ nhất, khu vực kinh tế chính thức của Hải Phịng chưa tạo ra đủ việc làm cho đối

với người lao động, đặc biệt là lao động có kỹ năng và trình độ cao. Thành phố thu hút lao động nhập cư từ các địa phương kém phát triển hơn, nhưng có lượng lao động tương đương xuất cư để tìm cơ hội việc làm tại các trung tâm kinh tế lớn khác. Dù khơng có thống kê cụ thể về lao động di cư, nhưng thơng thường đó là nguồn lao động có chất lượng cao hơn mặt bằng chung26. Tỷ lệ di cư thuần giảm dần cho thấy cơ hội việc làm tại Hải Phòng ngày càng kém hấp dẫn so với các địa phương khác.

Khoảng hơn ½ lực lượng lao động tự làm, khơng được hưởng các phúc lợi xã hội đối với người lao động. Gần 1/3 lực lượng lao động tập trung trong khu vực nơng nghiệp trong khi ngành này có năng suất thấp, tăng trưởng chậm và ít có tiềm năng phát triển do sự thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ tạo ra khoảng 1/3 số lượng việc làm, tập trung tại các ngành thâm dụng lao động như: dệt may và sản xuất da giày. Tuy nhiên, Hải Phịng khó giữ vững lợi thế này so với các tỉnh có mức thu nhập thấp hơn.

Thứ hai, phần lớn thu ngân sách của thành phố tới từ thu hải quan thông qua hoạt

động của hệ thống cảng biển. Tuy vậy, theo cơ chế phân chia ngân sách thì Hải Phịng khơng được hưởng khoản thu này. Phần ngân sách được hưởng của thành phố là khá thấp và tỷ lệ phân chia ngày cảng giảm dần dẫn tới chi ngân sách hạn chế, đây chính là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới rất nhiều vấn đề của Hải Phòng. Phần lớn ngân sách địa phương được sử dụng để duy trì việc cung cấp các dịch vụ công, phần dành cho đầu tư là khá hạn chế. Trong khi nhu cầu đầu tư của thành phố về cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành tiềm năng là rất lớn nên đầu tư công phần lớn phụ thuộc vào ngân sách trung ương. Chi ngân sách bình quân một người dân trong giai đoạn 2001÷2014 của Hải Phịng thấp hơn rất nhiều so với các đối thủ. Điều này lý giải một phần cho sự tụt hậu và hạn chế về cơ sở hạ tầng của thành phố.

26 Theo số liệu điều tra dân số giữa kỳ (2014), gần 40% người di cư trên tồn quốc là để tìm kiếm cơ hội việc làm và khoảng 30% số người di cư có trình độ chun mơn kỹ thuật, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nước (theo Niên giám thống kê năm 2015 tỷ lệ này tương ứng là 19,9%)

Thu nội địa của Hải Phòng chủ yếu là thu từ doanh nghiệp. Trong đó đóng góp của khu vực tư và khu vực FDI ngày càng đóng vai trị quan trọng. Thu ngân sách từ doanh nghiệp nội địa có mức tăng trưởng khá tốt, nhưng chưa bền vững do phần lớn tới từ thuế gián thu có tính lũy thối.

4.2. Tổng hợp về năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phịng

Dựa trên việc phân tích, có thể thấy năng lực cạnh tranh của Hải Phịng có những trục trặc đáng kể ở cấp độ địa phương và cấp độ doanh nghiệp so với Nhóm so sánh.

Hình 4-1: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh của thành phố Hải Phòng

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Mơi trường kinh doanh Trình độ phát triển cụm ngành

Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế

Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, KCN, điện, viễn thơng)

Chính sách tài khóa, đầu tư,

Tài ngun thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mơ địa phương

Bất lợi lớn Bất lợi vừa phải Trung bình Lợi thế vừa

Các yếu tố sẵn có của địa phương: Dù tài nguyên thiên nhiên thiếu phong phú, nhưng

với các mỏ đá vơi có trữ lượng lớn và dễ khai thác là điều kiện để Hải Phòng phát triển các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Đồng thời, tài nguyên nước - tài nguyên biển cùng với vị trí địa lý thuận lợi tạo ra lợi thế rất lớn về thị trường, giao thương và phát triển thương cảng có quy mơ lớn tại Hải Phịng. Ngồi ra, tài nguyên du lịch có tiềm năng để trở thành trụ cột trong nền kinh tế của thành phố trong tương lai. Quy mơ dân số khá lớn của Hải Phịng vừa là thị trường vừa là nguồn cung cấp lực lượng lao động để phát triển kinh tế.

Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương: Hệ thống y tế và giáo dục phổ thơng có

trình độ phát triển tương đối cao, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hệ thống giáo dục bậc cao của thành phố có tính chun biệt cao hướng tới các ngành kinh tế biển và những cụm ngành thế mạnh. Tuy vậy chất lượng giáo dục và y tế của Hải Phòng còn cần cải thiện. Hạ tầng vật chất của Hải Phịng nhìn chung khá đầy đủ, nhưng cịn nhiều hạn chế khi so với đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong việc kết nối và tiếp cận hạ tầng giao thông và KCN (bao gồm cả mặt bằng, kết nối cấp điện-nước và internet).

Các chính sách ở cấp độ vĩ mô của thành phố cũng rất yếu so với Nhóm so sánh. Trong đó, chất lượng việc điều hành và cung cấp dịch vụ cơng của chính quyền thành phố khá hạn chế ở tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân. Nguồn chi ngân sách của thành phố chủ yếu phục vụ chi thường xuyên, ngân sách dành cho đầu tư rất hạn chế và phụ thuộc vào đầu tư từ trung ương.

Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp: Chất lượng môi trường kinh doanh tại

Hải Phịng yếu và ít có cải thiện so với đối thủ cạnh tranh. Năng lực và sự năng động của chính quyền thành phố rất hạn chế trong khi tiêu cực trong khu vực cơng cịn phổ biến. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực thiết yếu. Ngoài ra, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp địa phương bị chi phối bởi mơi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng, trong đó phần thua thiệt thuộc về phần lớn các doanh nghiệp tư nhân có quy mơ nhỏ.

Thế mạnh của thành phố là cụm ngành cảng biển đã có sự phát triển khá đầy đủ các bộ phận. Bộ phận cốt lõi là cảng biển có được đầu tư mạnh nhưng các dịch vụ hỗ trợ và giá trị gia tăng là khơng cao. Chính vì vậy, nguồn thu lợi chủ yếu chỉ đến từ các khoản thuế gián thu, thành phố ít thu được ngân sách từ phát triển cụm ngành. Các kết nối dọc (trong chuỗi sản xuất) và ngang (với các cụm ngành khác) còn khá yếu.

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Kết quả phân tích cho thấy Hải Phịng đang gặp vấn đề trong việc thực hiện hai mục tiêu cơ bản của địa phương: (i) Chưa tạo đủ việc làm cho người lao động, việc làm hiện có cũng chưa đủ hấp dẫn đối với người lao động so với các địa phương khác. (ii) Ngân sách thành phố đảm bảo chi thường xuyên cho việc cung cấp các dịch vụ công cơ bản, nhưng phụ thuộc nhiều vào ngân sách Trung ương trong đầu tư phát triển.

Vì vậy, khả năng thu hút các đối tượng tiềm năng của thành phố là khá hạn chế: (i) thu hút lao động nhập cư từ các địa phương kém phát triển hơn, nhưng lượng lao động tương đương xuất cư để tìm cơ hội việc làm tại các trung tâm kinh tế lớn khác. (ii) số lượng doanh nghiệp tại Hải Phịng tăng chậm, khơng có nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại thành phố và khơng có nhiều doanh nghiệp chọn Hải Phòng là địa điểm mong muốn cho đầu tư.

Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cho thấy hai nguyên nhân quan trọng dẫn tới các trục trặc trên: (i) Thiếu nguồn lực để đầu tư phát triển vào các ngành thế mạnh, cơ sở hạ tầng và kết nối do cơ chế phân chia ngân sách hiện tại. Việc thiếu nguồn lực để hoàn thiện các kết nối này là lực cản lớn để Hải Phòng phát huy lợi thế lớn nhất của mình nhất là hiện nay, khi nhưng nhu cầu mở rộng kết nối đáp ứng sự phát triển của cảng biển là rất lớn. (ii) Hạn chế trong điều hành của khu vực công thể hiện ở thủ tục hành chính phức tạp, năng lực yếu và thái độ tiêu cực của cán bộ trong cung cấp dịch vụ công. Sự thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền dẫn tới tiêu cực, chi phí phi chính thức và thiếu niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với chính quyền. Việc thiếu niềm tin dẫn tới khó khăn để thành phố huy động nguồn lực từ khu vực tư cho đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng (Trang 48)