Chất lượng môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 3 NĂNG LỰC CẠNH TRANH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Hải Phòng

3.3.3.1. Chất lượng môi trường kinh doanh

Để đánh giá chất lượng môi trường kinh doanh tại Hải Phòng, nghiên cứu sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 21. Chỉ số PCI phản ánh quan điểm của các doanh nghiệp trong khu vực tư đối với các lĩnh vực điều hành kinh tế của địa phương. Kết quả khảo sát PCI cho thấy nỗ lực của các địa phương trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút doanh nghiệp của mỗi địa phương.

Kết quả khảo sát mười năm qua (2007÷2016), cho thấy điểm số PCI của Hải Phịng ít có sự thay đổi trong giai đoạn 2007÷2010, nhưng dần được cải thiện từ năm 2010, và hiện thuộc nhóm được đánh giá “tốt”. Cũng cần lưu ý: chênh lệch về điểm số giữa các địa phương trong nhóm “khá” và “tốt” là không nhiều (năm 2016, khoảng cách về điểm số từ Bến Tre (thứ 12) tới Quảng Ngãi (thứ 26) chỉ là 02 điểm), nên sự cải thiện về thứ hạng PCI của thành phố chưa đảm bảo sức hút của Hải Phòng đối với doanh nghiệp. Trong nhóm so sánh, Hải Phịng vẫn đứng thấp nhất cùng với Hải Dương kém khá xa so với Đà Nẵng, Quảng Ninh.

Các chỉ tiêu thành phần trong chỉ số PCI của Hải Phịng có sự thay đổi khá lớn theo thời gian. Từ năm 2006, Hải Phòng đã có những cải thiện đáng kể về chỉ số chi phí gia nhập thị trường, chi phí thời gian và đào tạo lao động. Trong đó, Chính sách đào tạo lao động tốt

21 Các chỉ số thành phần của Phương pháp PCI bao gồm: (1) Chi phí gia nhập thị trường, (2) Tiếp cận đất đai, (3) Tính minh bạch trong mơi trường kinh doanh, (4) Chi phí thời gian, (5) Chi phí khơng chính thức, (6) Cạnh tranh bình đẳng, (7) Tính năng động của chính quyền, (8) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, (9) Đào tạo lao động, (10) Thiết chế pháp lý.

và có cải thiện đáng kể trong thời gian qua là điểm sáng lớn nhất trong bức tranh PCI của Hải Phòng. Các chỉ tiêu về tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, tính năng động của chính quyền đã có sự cải thiện, nhưng vẫn ở mức khá thấp. Trong khi đó, chi phí khơng chính thức, tính minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp có sự sụt giảm đáng kể. Cạnh tranh bình đẳng là chỉ tiêu được bổ sung từ năm 2013 cũng cho thấy sự sụt giảm khá lớn: từ 6,21 điểm (năm 2013) xuống mức rất thấp: 3,39 điểm (năm 2016).

Chi tiết phân tích các chỉ số thành phần PCI của Hải Phịng được trình bày tại Phụ lục 12 Hình 3-23: Xếp hạng chỉ số PCI của Nhóm so sánh

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo PCI các năm Hình 3-24: Chỉ số PCI của Hải Phịng (2006÷2016)

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo PCI các năm

37 48 36 48 45 50 15 34 28 21 0 10 20 30 40 50 60 2 0 0 7 2 0 0 8 2 0 0 9 2 0 1 0 2 0 1 1 2 0 1 2 2 0 1 3 2 0 1 4 2 0 1 5 2 0 1 6

Hà Nội Tp.Hồ Chí Minh Hải Phịng Đà Nẵng

Cần Thơ Quảng Ninh Bắc Ninh Vĩnh Phúc

Hải Dương Bình Dương Bà Rịa - Vũng Tàu

0 2 4 6 8 10 Chi phí gia nhập thị trường Tiếp cận đất đai Tính minh bạch và tiếp cận thơng tin Chi phí về thời gian Chi phí khơng chính thức Cạnh tranh bình đẳng Tính năng động Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động

Thiết chế pháp lý

Chỉ số PCI năm 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố hải phòng (Trang 43 - 45)