Mơi trường kinh tế tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU

2.2.3.2. Mơi trường kinh tế tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới:

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua đã đẩy nhiều doanh nghiệp, ngành nghề chìm sâu vào trì trệ và suy thối, kéo theo đĩ là sự trượt dốc của nhiều TTCK tại các quốc gia trên thế giới. Đây là nguyên nhân chủ yếu đã đẩy nhiều quỹ đầu tư vào tình thế khĩ khăn khi khơng chỉ tính thanh khoản mà giá trị danh mục đầu tư các quỹ đang nắm giữ bị sụt giảm nặng nề. Hậu quả là thị giá của các CCQ, theo đĩ, cũng giảm mạnh. Và các CCQ của các quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng khơng thốt khỏi thực trạng này bởi quá trình tồn cầu hĩa và tự do hĩa quốc tế đã đang kéo nềnkinh tế Việt Namtrở thành một bộ phận trong guồng máyvận độngcủa nền kinh tế thế giới.

Theo số liệu thống kê của LCF Rothschild, trong giai đoạn suy thối (tháng 9/2008 đến tháng 3/2009), hơn một nửa trong số 55 quỹ đầu tư tại các thị trường mới nổi trên thế giới được khảo sát đã được giao dịch ở mức chiết khấu trên 50%

NAV. Giai đoạn này diễn ra trong bối cảnh điều kiện kinh tế tại các quốc gia đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, đưa đến tâm lý hoang mang rời bỏ thị trường của giới đầu tư.Tại thời điểm đáy của khủng hoảng, mức chiết khấu trung bình đã vượt ngưỡng 60%. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ việc một số lượng lớn nhà đầu tư phải bán tháo CCQ nhằm giải quyết tình trạng tài chính của mình.

Giai đoạn phục hồi bắt đầu kể từ khi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới vượt qua mức đáy của khủng hoảng (tháng 3/2009 đến nay). Sản xuất và tiêu dùng dần hồi phục đã cải thiện đáng kể tình trạng hoạt động của nhiều doanh nghiệp và ngành nghề kinhtế. Theo sau đĩ là sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhiều TTCK trên thế giới, đặc biệt là TTCK tại các quốc gia mới nổi. Kết quả là lịng tin giới đầu tư trở lại. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2010, TTCK thế giới lao đao khi chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ cơng châu Âu, chính sách thắt chặt tiền tệ của Trung Quốc và tình trạng trì trệ của kinh tế Mỹ. Chính vì vậy, tính đến thời điểm hiện tại, quá trìnhđiều chỉnh giảm khoảng cách chiết khấu giữa thị giá và NAV chỉ diễn ra trong biên độ hẹp. Theo thống kê của LCF Rothschild, khoảng cách này vẫn ở mức cao là 52%, nhưng dù vậy vẫn đã cải thiện đáng kể so với mức 63% được thiết lập vào thời điểm đáy của cuộc khủng hoảng.

2.2.3.3. Mơi trường pháp lý:

Những rào cản về các quy định pháp lý:

- Thứ nhất, quy định về mơ hình quỹ đĩng, quỹ mở: để thu hẹp khoảng cách giữa NAV và thị giá CCQ, một số cơng ty QLQ nước ngoài QLQ đầu tư vào thị trường Việt Nam đã bỏ tiền ra mua lại CCQ đang giao dịch trên thị trường như cách cơng ty cổ phần mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, đối với các quỹ đầu tư thành lập theo pháp luật Việt Nam,theo quy định của Luật Chứng khốn năm 2006 và các quy định hướng dẫn liên quan thì quỹ đầu tư chứng khốn đại chúng hay quỹ đĩng khơng đầu tư vào CCQ của chính Quỹ đĩ hoặc vào chứng chỉ, vốn gĩp của Quỹ đầu tư chứng khốn khác. Việc mua lại CCQ của chính mình cĩ thể thực hiện đối với quỹ mở, nhưng quỹ mở lại chưa được phép hoạt động tại Việt Nam (dù Điều 93 Luật Chứng khốn cĩ quy định về quỹ mở). Trong khi đĩ, những quy

định nhằm điềutiết, định hướng các quỹ ngoại (cả quỹ mở và quỹ đĩng, đặc biệt gần đây là quỹ đầu tư theo chỉ số ETF) lại bị buơng lỏng hồn tồn. Chúng ta khơng cĩ một chính sách thuế nào nhằm kiểm sốt vốn vào/vốn ra của các quỹ ngoại. Đây là một thiệt thịi của quỹ đầu tư nội địa khiến các quỹ này chưa thể cĩ một mơi trường đầu tư bìnhđẳng so với các quỹ nước ngồi ngay trên chính “sân nhà”.

- Thứ hai, quy định về việc thành lập quỹ thành viên: theo thơng lệ quốc tế, cơng ty QLQ đăng ký thành lập quỹ thành viên và trên cơ sở các điều khoản quỹ đã được xác nhận đăng ký để kêu gọi các nhà đầu tư gĩp vốn. Tại Việt Nam, quy trình gần như ngược lại, hồ sơ thành lập quỹ yêu cầu cĩ danh sách các thành viên gĩp vốn, biên bản thỏa thuận gĩp vốn và giấy xác nhận của ngân hàng lưu ký về quy mơ vốn đã huyđộng. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cam kết gĩp vốn và việc nộp tiền chỉ áp dụng với quỹ đã được pháp luật xác nhận thành lập. Cịn với Ủy ban Chứng khốn Việt Nam, quỹ chỉ được xác nhận thành lập khi cĩ đủ cam kết gĩp vốn của nhà đầu tư. Sự khác nhau này tạo ra mâu thuẫn và đặt ra câu hỏi “con gà - quả trứng” đối với các nhà đầu tư.

- Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào quỹ trong nước cịn gặp nhiều khĩ khăn khác về mặt giấy tờ, thủ tục so với tự đầu tư theo hình thức đầu tư với tư cách một nhà đầu tư nước ngồi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam như việc phải chứng minh nguồn tiền đầu tư khơng phải nguồn vốn ủy thác, phải cĩ báo cáo tài chính chứng minh năng lực của nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư đầu tư vào TTCK Việt Nam dưới hình thức bỏ vốn lập quỹ nước ngồi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam thì mọi việc đơn giản hơn rất nhiều, từ thủ tục pháp lý tới các giấy tờ chứng minh. Họ cĩ thể rút vốn, chuyển đổi tiền đồng Việt Nam sang các loại ngoại tệ khác và chuyển ra nước ngoài một cách linh hoạt tùy theo yêu cầu vốn từng thời điểm.

Rào cản về thuế:

Đối với trường hợp nhà đầu tưtổ chức nước ngồi đầu tư vào Việt Nam theo hình thức quỹ trong nước (theo hướng dẫn tại Cơng văn số 10945/BTC-TCT ngày 19/8/2010) mức thuế phải chịu trên lợi nhuận thu về là 25%.

Ngược lại, nếu đầu tư theo hình thức quỹ nước ngồi đầu tư gián tiếp vào Việt Nam, nhà đầu tư sẽ chịu mức thuế khốn là 0,1% trên tổng giá trị chứng khốn bán ra (theo hướng dẫn tại Thơng tư số 72/2006/TT-BTC).

Giả thiết, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài cĩ vốn đầu tư 100 tỷ đồng đầu tư tại Việt Nam theo hình thức gián tiếp qua quỹ nước ngoài, giao dịch với tần suất cao, tổng giá trị bán trong năm gấp 12 lần vốn gốc ban đầu. Như vậy, tổng giá trị thuế phải nộp trong năm là: 1.200 x 0,1% = 1,2 tỷ đồng.

Trong trường hợp nhà đầu tư này tham gia đầu tư vào một quỹ trong nước, giả thiết lợi nhuận 15%/năm (mức tối thiểu mà các nhà đầu tư nước ngồi thường yêu cầu). Khi đĩ, thuế đánh vào lợi nhuận từ đầu tư quỹ này là: 100 x 15% x 25% = 3,75 tỷ đồng.

Sự chênh lệch này cho thấy, trừ khi quỹ đầu tư trong nước bị lỗ hoặc lãi dưới 5%/năm (thuế là 1,2 tỷ đồng tính theo hình thức gián tiếp) thì nhà đầu tư theo phương thức đầu tư thơng qua quỹ trong nước mới được lợi so với phương thức đầu tư gián tiếp qua quỹ nước ngoài. Mà đây là điều khơng nhà đầu tư và cơng ty QLQ nào mong muốn.

Các quỹ đầu tư nước ngồi sau khi đã hồn tất các nghĩa vụ thuế tại Việt Nam chuyển lợi nhuận về nước, do các quỹ này chủ yếu thành lập tại các thiên đường thuế, tại đây, các quỹ thường chịu một khoản đĩng thuế rất thấp hoặc khơng phải chịu bất kỳ khoản thuế nào đánh vào lợi nhuận của quỹ, nếu cĩ chỉ là phí thành lập và phí duy trì hoạt độngrất thấp hàng năm. Ví dụ như ở thiên đường thuế British Virgin Islands (BVI) - một quần đảo trên vùng biển Caribê, lệ phí thành lậpvà lệ phí duy trì hàng năm thơng thường là 350 USD. Thù lao cho cơng ty luật hoặc cơng ty tư vấn giúp thành lập cơng ty vào khoảng từ 1.000-1.500 USD. Việc thành lập cơng ty cũng nhanh chĩng, trong vịng haiđến ba ngày.

Như vậy, các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài lựa chọn đầu tư theo hình thức gián tiếp thơng qua một quỹ đầu tư được thành lập ngoài Việt Nam vẫn cĩ lợi hơn nhiều so với hình thức bỏ vốn vào một quỹ đầu tư trong nước.

Cách tính chỉ số VN-Index:

Thơng thường, đánh giá hoạt động của các quỹ đầu tư, nhà đầu tư hay so sánh biến động của NAV với VN-Index. Kết thúc năm 2010, NAV nhiều quỹ giảm khá sâu so với chỉ số chứng khốn chung. Đây là bài tốn đau đầu với khơng ít nhà quản lý hiện nay. Hiện tượng này đãđượcmổ xẻ: VN-Index phục hồi, nhưng chỉ dựa vào một số ít cổ phiếu blue-chip như BVH, MSN, VIC, VPL (với mức vốn hĩa chiếm tới gần 40% vốn hĩa toàn sàn Hose). Tuy nhiên, 4 mã này khơng phải là các mã ưa thích được lựa chọn trong danh mục với nhiều nhà đầu tư tổ chức.

VN-Index khơng chỉ gây đau đầu cho các nhà QLQ, trao đổi với báo giới, đại diện UBCKNN cho biết, cơ quan này cũng nhận thấy VN-Index thời gian qua diễn biến khơng phản ánh trung thực xu hướng của thị trường, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Chúng ta khơng linh hoạt và kịp thời trong việc xây dựng cách tính chỉ số VN-Index để chỉ số này khơng bị méo mĩ như hiện tại.

Để khắc phục tình trạng trên, vào ngày 06/02/2012, UBCKNN đã cho ra mắt chỉ số VN30. Cách tính chỉ số này dựa vào rổ 30 cổ phiếu chiếm80% giá trị vốn hĩa tồn thị trường và 60% giá trị giao dịch tồn thị trường. Phương pháp tính giá trị vốn hĩa sẽ được điều chỉnh theo hệ số free float (cổ phiếu tự do) thay vì số cổ phiếu đăng ký niêm yết hiện nay của chỉ số VN-Index. Tỷ trọng mỗi mã chứng khốn trong rổ chỉ khơng quá 10% nhằm loại trừ rủi ro bĩp méo chỉ số. Các cổ phiếu được xem xét định kỳ 06 tháng/lần.

Hi vọng với sự ra đời của chỉ số mới và sự điều chỉnh hợp lýtrong cách tính của chỉ số VN-Index thời gian sắp tới sẽ tạo nên niềm tin cho cácnhà đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển bền vững hơn. Việc cho ra đời bộ chỉ số phản ánh đúng hơn diễn biến của TTCK Việt Nam cũng là cơ sở để phát triển các quỹ đầu tư chỉ số, kéo theo sự gia tăng thanh khoản trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)