Thực trạng đầu tư:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 56)

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM

2.1.2.3. Thực trạng đầu tư:

Để đánh giá bức tranh chung về thực trạng đầu tư của các quỹ đầu tư ở Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động của một số loại hình quỹ tiêu biểu ở nước ta hiện nay.

Thực trạng hoạt động của một số quỹ thành viên và quỹ đại chúng:

Điều 82Luật Chứng khốn Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 quy định các loại hình quỹ đầu tư chứng khốn được phép thực hiện hiện nay bao gồm quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Quỹ đại chúng bao gồm quỹ mở và quỹ đĩng.

- Quỹ tầm nhìn SSI: gọi tắt SSIVF, được thành lập theo Giấy chứng nhận

đăng ký thành lậpdo UBCKNN Việt Nam cấp ngày 14/11/2007, thời gian hoạt động là 05 năm kể từ ngày được cấp giấy phép (cĩ thể gia hạn tối đa 02 năm). SSIVF là một quỹ thành viên dạng đĩng cĩ mục tiêu đầu tư là tăng trưởng tối đa NAV thơng qua việc đầu tư từ trung hạn đến dài hạn vào TTCK Việt Nam.

N AV/đ ơ n vị q u ỹ 1 2 .7 4 7 7 .8 6 6 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 12/ 07 03/ 08 06/ 08 09/ 08 12/ 08 03/ 09 06/ 09 09/ 09 12/ 09 03/ 10 06/ 10 09/ 10 12/ 10 03/ 11

Hình 2.1: Biến độngNAV Quỹ Tầm nhìn SSI từ 31/12/2007 đến 31/3/2011

VN-Index 1.106,60 366,02 561,67 235,50 423,89 522,59 452,34 0,00 200,00 400,00 600,00 800,00 1.000,00 1.200,00 06/07 09/07 12/07 03/08 06/08 09/08 12/08 03/09 06/09 09/09 12/09 03/10 06/10 09/10 12/10 03/11

Hình 2.2: Diễn biến chỉ số VN-Index từ tháng 29/6/2007 đến tháng31/3/2011

Nguồn:Thống kê Index của Cơng ty CP Chứng khốn FPT (http://fpts.com.vn)

Nhìn vào biến động của chỉ số VN-Index, cĩ thể thấy rằng từ khi thành lập tới nay, biến động NAV của Quỹ Tầm nhìn SSI đi sát với xu thế biến động của chỉ số VN-Index.

Hình 2.3:Tăng trưởng NAV lũy kế từ khi hoạt động của Quỹ tầm nhìn SSIso với chỉ số VN-Index đến thời điểm ngày 31/3/2011 so với chỉ số VN-Index đến thời điểm ngày 31/3/2011

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo hàng tháng của Quỹ tầm nhìn SSI và thống kê chỉ số VN-Index của Cơng ty CP Chứng khốn FPT

Tính đến thời điểm 31/3/2011, NAV trên một đơn vị quỹ của SSIVF là 7.866đ. Tình hình danh mục đầu tư của SSIVF như sau:

Hình 2.4: Tỷ lệ %/NAV các danh mục đầu tư của Quỹ Tầm nhìn SSI

Nguồn: Quỹ tầm nhìn SSI, số liệu tính đến31/3/2011

SSIVF là một quỹ thành viên dạng đĩng với quy mơ vốn gĩp tương đối lớn, nguồn vốn của SSIVF mang tính ổn định cao nhưng Quỹ này khơng tận dụng ưu thế để đầu tư vào các dự án lớn dài hạn mà chỉ tập trung vào thị trường cổ phiếu. Trong khi TTCK Việt Nam từ cuối năm 2007 tới nay cĩ nhiều bất ổn, việc mua bán cổ phiếu chỉ mang tính chất đầu cơ theo thị trường. Với cơ cấu danh mục đầu tư như hiện tại trong khiTTCK Việt Nam chưa cĩ tín hiệu gì tích cực, NAV của Quỹ cĩ thể ngày càng giảm sâu dưới mệnh giá CCQ với mức chiết khấu ngày càng cao. Như vậy, mục tiêu đầu tư của Quỹ cĩ nên được nghiên cứu thay đổi theo hướng tập trung vào một danh mục đầu tư đa dạng hơn với lĩnh vực đầu tư mang tính ổn định hơn.

- Quỹ Đầu tư Chứng khốn Việt Nam: gọi tắt là VF1, được cấp giấy phép thành lập và phát hành CCQ đầu tư ra cơng chúng vào ngày 24/3/2004 bởi UBCKNN. Thời gian hoạt động là 10 năm kể từ ngày được cấp giấy phép. Quỹ được quản lý bởi Cơng ty CP QLQ Đầu tư Việt Nam (VFM), một liên doanh giữa Cơng ty QLQ Dragon Capital và Ngân hàng Sacombank. "Quỹ đầu tư VF1 cĩ thể được chuyển đổi thành loại hình Quỹ khác theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư và được sự chấp thuận của UBCKNN" (Khoản 1, Điều 2 Điều lệ Quỹ đầu tư VF1).

Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng NAV theonăm (%) từ khi hoạt động của VF1 so với VN-Index và HN-Index (20/5/2004 = 0)

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 Quỹ Đầu tư Chứng khốn Việt Nam (VF1)

Mục tiêu mà VF1 nhắm đến là xây dựng được một danh mục đầu tư cân đối và đa dạng nhằm tối ưu hĩa lợi nhuận, tối thiểu hĩa các rủi ro cho nguồn vốn đầu tư của Quỹ. Ngoài ra, mục tiêu của quỹ cịn nhắm đến trong quá trình đầu tư là giúp các đơn vị tái cơ cấu về mặt tài chính, phát triển hệ thống quản trị, nâng cao năng lực cạnh tranh… bằng các hình thức đầu tư mà pháp luật hiện hành cho phép nhằm làm gia tăng giá trị của chính các cơng ty này và vì thế gia tăng về mặt giá trị các khoản đầu tư của Quỹ đầu tư VF1.

40,0 80,0 120,0 160,0 (120,0) (80,0) (40,0)

Hình 2.7: Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ VF1 năm 2009, năm 2010

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 Quỹ Đầu tư Chứng khốn Việt Nam (VF1)

Chiến lược phân bổ tài sản của Quỹ đầu tư VF1 trong năm 2010 là tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chuẩn bị niêm yết, giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết, xây dựng lại danh mục trái phiếuở thờiđiểm thích hợp.

Như vậy, NAV/CCQ của Quỹ VF1 hiện nay mặc dù vẫn trên mức mệnh giá CCQ nhưng so với giá giao dịch của VF1 trên sàn HOSE thì giá này đang ở mức chiết khấu khá cao. Đây cũng là tình hình chung của hầu hết các quỹ đầu tư đang hoạt động hiện nay.

Diễn biến giá các CCQ đang niêm yết trên TTCK Việt Nam nĩi chung cũng như thị giá Quỹ đầu tư VF1 nĩi riêng trong năm 2010 là ít biến động và giao dịch dưới NAV của CCQ (giao dịch chiết khấu so với NAV). Tỷ lệ chiết khấu bình quân trong năm 2010 dao động trong khoảng 50%, mức chiết khấu thấp nhất vào khoảng 42,0% trong giai đoạn QI/2010 và mức chiết khấu cao nhất vào khoảng 55,5% vào QIII/2010.

Hình 2.6: Tỷ lệ chiết khấugiữa NAV và thị giá CCQ VF1 giữa NAV và thị giá CCQ VF1

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 Quỹ Đầu tư Chứng khốn Việt Nam (VF1)

Quỹ đầu tư theo mơ hình quỹ đĩng và quỹ mở:

Hiện 05 quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.HCM đều là quỹ đại chúng và là quỹ đĩng. Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 92 Luật Chứng khốn, cơng tyQLQ khơng được sử dụng vốn và tài sản của quỹ đầu tư chứng khốn để đầu tư vào CCQ của chính quỹ đại chúng hoặc của một quỹ đầu tư khác. Điểm a, Khoản 3, Điều 15, Quy chế thành lập và QLQ đầu tư chứng khốn ban hành kèm Quyết định 45/2007/QĐ-BTC ngày 05/6/2007 của Bộ Tài chính cũng quy định: Quỹ đĩng khơng đầu tư vào CCQ của chính Quỹ đĩ hoặc vào chứng chỉ, vốn gĩp của Quỹ đầu tư chứng khốn khác.

2010 là năm thất bát của quỹ đầu tư, kể cả quỹ đầu tư nước ngoài và các quỹ nội địa đang niêm yết. NAV của hầu hết các quỹ nước ngồi đầu tư vào Việt Nam đều sụt giảm, giá CCQ bị chiết khấu ít thì 10% - 15%, nhiều thì 30% - 40% so với NAV. Nhờ cĩ thể mua lại CCQ của chính mình mà các quỹ đầu tư nước ngồi cĩ thể giảm vốn điều lệ và qua đĩ giảm bớt mức độ chiết khấu giá CCQ, “cứu nguy” về mặt danh dự cũng như tài chính, cịn quỹ nội địa thì khơng thể làm vậy.

Đã từ nhiều tháng nay, khối lượng giao dịch hàng ngày của các CCQ thấp. Mối quan tâm của nhà đầu tư giảm, cho nên ngay cả thời điểm thị trường cĩ “sĩng”, CCQ vẫn lặng như tờ. Kết quả là mức độ chiết khấu giá CCQ rất cao. Chẳng hạn NAV trên một CCQ VF1 ngày 03/02/2011 là 21.723 đồng, nhưng giá giao dịch chỉ cĩ 11.300 đồng, tức chiết khấu tới 48%. Đây gần như là mức chiết khấu cao nhất trong suốt 7 năm qua của VF1.

Trong khi trên thế giới cĩ đến 90% trong số các quỹ đang hoạt động là quỹ mở, thì tại Việt Nam đến nay vẫn chưa cĩ một quỹ mở nào hoạt động. Vậy nên chăng pháp luật Việt Nam cần sớm ban hành quy định cho phép quỹ mở hoạt động để khắc phục những hạn chế của mơ hình quỹ đĩng?

Ưu việt của quỹ mở:

- Các nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào quỹ mở chỉ cần mua CCQ, khi muốn rút tiền thì chỉ đến thanh tốn CCQ với quỹ. Đây chính là điểm nổi trội của quỹ mở so với mơ hình quỹ đĩng hiện nay.

- Các quỹ đĩng yêu cầu nhà đầu tư khi đã gĩp vốn thành lập quỹ phải sau khoảng thời gian thường 5 năm mới cĩ thể tính đến chuyện thanh tốn quỹ. Với các quỹ đĩng hiện nay chiết khấu giữa NAV và thị giá CCQ lên đến 40-50% nhưng nhà đầu tư khơng thể rút vốn.

Chứng chỉ quỹ trong nước NAV (VNĐ) Giá thị trường (VNĐ) Chiết khấu (%)

VF4 7.846 5.100 35,00

VF1 19.181 10.400 45,78

Số liệu tính đến 17/3/2011

Chứng chỉ quỹ nước ngồi NAV (USD) Giá thị trường (USD) Chiết khấu (%)

VOF 2,40 1,88 21,67

VNL 1,38 0,99 28,26

VNI 0,59 0,37 37,29

Số liệu tính đến tháng 02/2011

- Quỹ mở mở ra cơ hội cho việc thành lập quỹ đầu tư chỉ số như một số quỹ nước ngoài hiện đang đầu tư vào TTCK Việt Nam. Đây được coi là cách tạo ra đối trọng với các quỹ ngoại, giảm sự thao túng của quỹ ngoại, gây méo mĩ thị trường.

- Bên cạnh đĩ là việc thơng tin đầu tư quỹ mở sẽ thường xuyên hơn, danh mục được cơng bố cơng khai. Do vậy các nhà đầu tư thêm kênh thơng tin tham khảo, xem quỹ nào hiệu quả để thực hiện gĩp vốn.

- Mở ra cơ hộithành lập quỹ đầu tư vào thị trường trái phiếu, hoặc các tài sản ít rủi ro khác, tăng tính thanh khoản và sự lưu thơng tốt hơn cho thị trường vốn.

- Các cơng ty chứng khốn với xu hướng tách tự doanh ra khỏi hoạt động cơng ty thì việc chuyển danh mục sang cho quỹ mở quản lý, nâng cao tính minh bạch trên thị trường cũng là giải pháphợp lý.

Tuy nhiên, quỹ mở cĩ thực sự là cứu cánh cho các quỹ đĩng hiện nay?

- Trước hết, phải nhận thấy rằng việc chiết khấu của thị giá CCQ với NAV khơng bởi lý do hình thức quỹ là đĩng hay mở bởi đĩ chỉ là hình thức. Vấn đề làở chỗ các QLQ đang khá lúng túng do phương thức đầu tư khá cổ điển là vào cổ phiếu, trái phiếu,khi giá rớt thì họ khơng biết xoay xở ra sao.

- Trên thực tế các quỹ đĩng vẫn được đánh giá tốt hơn khi huy động được vốn trung dài hạn để đầu tư. Các khoản đầu tư vì thế cũng cĩ thời gian dài hơi hơn, trong khi quỹ mở chủ yếu là vốn ngắn hạn 3-6 tháng.

- Bản thân việc các quỹ mở kinh doanh khơng tốt, dẫn đến việc các nhà đầu tư ồ ạt rút vốn phải thanh lý cổ phiếu lại tạo ra nguy cơ bất ổn cho TTCK. Một hiệu ứng lan tỏa cĩ thể cĩ từ thối vốn củamột quỹ mở sẽ là vấn đề.

- Các quỹ mở lại luơn phải đảm bảo khả năng thanh tốn vốn cho nhà đầu tư do đĩ sẽ phải duy trì lượng tiền mặt nhất định. Điều này hạn chế lượng vốn đầu tư của quỹ vào thị trường. Chưa kể đến việc tỷ lệ tiền mặt cần duy trì bao nhiêu là hợp lý cũng sẽ là bài tốn đau đầu của nhà QLQ mở trong giai đoạn đầu hoạt động.

Rõ ràng với những điểm mới, cĩ ưu việt hơn quỹ đĩng nhưng quỹ mở cũng cĩ những tồn tại của nĩ. Hiện nay trên thế giới tùy vào chiến lược đầu tư mà các quỹ đầu tư sẽ theo hình thức đĩng hay mở.

Các quỹ đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu niêm yết, các cơng ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội:

Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF) là quỹ trong nước với vốn cam kết 1.500 tỷ đồng do Cơng ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV – Vietnam Partners (BVIM) quản lý; Quỹ Đầu tư Chứng khốn Việt Nam (VF1) vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Quỹ đầu tư Tăng trưởng Việt Nam (VF2) vốn 963,9 tỷ đồng, 02 quỹ này đều là quỹ đại chúng dạng đĩng do Cơng ty CPQLQ Đầu tư Việt Nam (VFM) quản lý; Quỹ thành viên 1 (Vietcombank Partners Fund 1 - VPF1) là quỹ thành viên dạng đĩng trong nước cĩ nguồn vốn đầu tư từ các ngân hàng nội địa do Cơng ty Liên doanh QLQ đầu tư Chứng khốn Vietcombank (VCBF) quản lý; Quỹ Vietnam Growth Fund (VGF) tổng vốn 500 triệu USD do Dragon Capital quản lý…

Năm 2009:

Theo khảo sát của Tập đồn Đầu tư và Tư vấn Tài chính LCF Rothschild (Anh), các quỹ đầu tư vào TTCK Việt Nam cĩ mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index.

Năm 2009, cĩ khoảng 20 quỹ tham gia đầu tư vào TTCK Việt Nam. Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/01/2010 là 147 triệu USD, lớn nhất là Vietnam Opportunity Fund (VOF) với giá trị lên đến 771 triệu USD.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ cĩ quy mơ trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm: VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PVF - PXP Vietnam Fund cĩ mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư cĩ hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đĩ, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 09/11/2009 cĩ mức tăng NAV là 98,3%.

Một trong những nguyên nhân thành cơng của PXP chính là “tập trung” vào TTCK. Cú lội ngược dịng của TTCK Việt Nam năm 2009 hầu như hồn tồn bù đắp “mất mát” của PXP trong năm 2008. Trong khi đĩ, những “gạo cội” như VinaCapital và Dragon Capital theo chiến lược đa dạng hĩa danh mục đầu tư chứ khơng chỉ tập trung vào chứng khốn. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu tư cho chứng khốn.

Năm 2010: NAV hầu hết các quỹ đều giảm

Theo thống kê của Cơng ty CP QLQ đầu tư MB (MB Capital) và VFM, năm 2010, hầu hết NAV của các quỹ nước ngồi đều giảm khá mạnh. Chẳng hạn, NAV của PXP Vietnam Opportunities Fund giảm 17,5%, Vietnam Emerging Market Fund giảm 19%, VLF giảm 16,7%, Vietnam Equity Holding giảm 18,7 (VFM tính tốn dựa trên số liệu của Rothschild đầu năm 2010 và báo cáo ngày 11/1/2011). Đây là các mất mát khá lớn so với mức giảm nhẹ gần 2% của VN-Index.

Thống kê của LCF Rothschild, tính đến cuối tháng 11/2010, tụt hạng nhiều nhất là nhĩm 3 quỹ chứng khốn của Cơng ty QLQ PXP gồm VLF, VEEF và PVF, vốn dẫn đầu tăng trưởng NAV trong năm 2009, mức sụt giảm trung bình của 3 quỹ PXP này khoảng 22%. Quỹ chứng khốn VEH của Cơng ty QLQ Saigon Asset Management (SAM), hoạt động khá tốt trong năm 2009 (NAV tăng 39,8%), cũng sụt giảm 19,9% trong năm này.

Hai tên tuổi lớn trong ngành QLQ tại Việt Nam là VinaCapital và Dragon Capital cũng khơng thốt khỏi tình trạng này. Hai quỹ của Dragon Capital là Vietnam Enterprise Investments Ltd (VEIL) và VGF lần lượt chia nhau con số tăng trưởng -14,8% và -2,4% (so với mức tăng trên 14% năm 2009). Quỹ VOF của VinaCapital tăng trưởng-0,8% (so với mức tăng 30,1% năm 2009) thấp hơn so với nhiều quỹ đầu tư khác do VOF đãđa dạng hĩa danh mục đầu tư củamình thơng qua đầu tư vào nhiều hình thức chứ khơng chỉ tập trung chủ yếu vào thị trường cổ phiếu (cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC, cổ phiếu hải ngoại chiếm 51,0% cơ cấu tài sản quỹ thời điểm 31/12/2010).

Khơng thốt khỏi xu hướng chung, nhưng các quỹ đầu tư đại chúng trong nước cĩ mức giảm NAV nhẹ hơncác quỹ đầu tư nước ngoài (xem Bảng dưới).

Bảng 2.1: Mức giảm NAV của 5 quỹ đại chúngniêm yết năm 2010 Chứng chỉ quỹ Cơng ty quản lý quỹ Giảm

VFMVF1 Vietfund (VFM) (8,20%)

VFMVF4 Vietfund (VFM) (13,10%)

VFMVFA Vietfund (VFM) (7,91%)

MAFPF1 Manulife (0,53%)

PRUBF1 Prudential (3,99%)

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên năm 2010 quỹ đầu tư VF1, VF4, VFA, PF1, BF1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động của các quỹ đầu tư tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)