Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh nghiệm thương hiệu, niềm tin thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng sử dụng máy ảnh gương lật kỹ thuật số (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Thông tin thu thập được dùng để đánh giá độ tin cậy và độ giá trị của thang đo, kiểm định thang đo, kiểm định sự phù hợp của mơ hình.

3.4.1. Thiết kế mẫu

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá (EFA) là cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát và kích cỡ mẫu khơng nên ít hơn 100 (Hair và các cộng sự, 1998). Luận văn này có 43 biến quan sát, như vậy kích thước mẫu tối thiểu là 215. Kích thước mẫu dự kiến là 250 mẫu, số bảng câu hỏi khảo sát dự kiến là 300 bảng

3.4.2. Thu thập dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi với đối tượng nghiên cứu là những khách hàng đã và đang sử dụng máy ảnh DSLR. Việc khảo sát được tiến hành bằng việc phát bảng câu hỏi đã được in sẵn đến người được khảo sát và nhận lại kết quả sau khi hoàn tất.

Bên cạnh việc phát các bảng khảo sát ở một số nơi công cộng như công viên, trung tâm thương mại, khu vực trung tâm thành phố... cho các đối tượng đang sử dụng máy ảnh DSLR trên tay vào thời điểm khảo sát, tác giả tham gia vào một số nhóm trên mạng xã hội facebook, một số diễn đàn liên quan đến nhiếp ảnh như vnphoto.net, tinhte.vn, xomnhiepanh.com... Sau khi tìm hiểu được thơng tin của các thành viên tham gia vào những diễn đàn, tác giả liên lạc với các thành viên đó thơng qua các cơng cụ trị chuyện hỗ trợ trong diễn đàn và đề nghị được gặp mặt để phát bảng câu hỏi khảo sát. Những đối tượng này thông thường sẽ có nhiều bạn bè, người thân cũng có kinh nghiệm sử dụng máy ảnh DSLR, tác giả tìm cách liên lạc để gửi thêm bảng câu hỏi khảo sát.

Bên cạnh đó, những diễn đàn hoặc các nhóm người chơi ảnh trên mạng xã hội thường sẽ có nhiều buổi gặp mặt trực tiếp với nhau để trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau tham gia các hoạt động nhiếp ảnh. Tùy thuộc vào quy mơ lớn nhỏ của nhóm và những cuộc họp mặt như vầy có thể có hàng chục hoặc hàng trăm thành viên

tham gia. Tác giả tham gia vào các cuộc họp mặt như vậy để phát bảng khảo sát cho các thành viên này.

Địa điểm nghiên cứu: TPHCM. Thời gian: Tháng 5 và tháng 6/2016

3.4.3. Phân tích dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

- Bước 1 - chuẩn bị thông tin: thu thập bảng trả lời, tiến hành làm sạch thơng tin, mã hóa các thơng tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

- Bước 2 - thống kê: thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

- Bước 3 - đánh giá độ tin cậy thang đo: tiến hành đánh giá bằng phân tích Cronbach Alpha để loại bỏ các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 được xem xét để loại khỏi thang đo.

- Bước 4 - phân tích nhân tố khám phá: phân tích thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) nhằm mục đích kiểm tra và xác định các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu từ kết quả phân tích Cronbach’s Alpha để tạo ra các biến mới từ các biến đã cho phù hợp với mẫu xem xét. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu. Các tiêu chí đánh giá trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) như sau: các biến có hệ tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 đều bị loại. Phân tích nhân tố được lựa chọn là phương pháp Principal Component Analysis, với phép xoay nhân tố giữ ngun góc các nhân tố chính Varimax.

- Bước 5: phân tích hồi quy đa biến: thực hiện phân tích hồi quy đa biến và kiểm định các giả thuyết của mơ hình với mức ý nghĩa là 5%. Phương pháp hồi quy tuyến tính phân tích mối quan hệ giữa một hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng và là phương pháp được sử dụng phổ biến để kiểm định giả thuyết khoa học. Mơ hình hồi quy được sử dụng là hồi quy

bội (MLR). Nội dung của phương pháp này bao gồm: (1) Ước lượng và kiểm định các hệ số hồi quy; (2) Đánh giá sự phù hợp của mơ hình; (3) Đánh giá hiện tượng đa cộng tuyến.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu. Phát triển thang đo nháp từ cơ sở lý thuyết thông qua nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh thành thang đo chính cho phù hợp hơn bối cảnh Việt Nam và đối với thương hiệu máy ảnh DSLR. Thang đo chính thức gồm 43 biến quan sát. Việc khảo sát thực hiện thông qua việc phát bảng câu hỏi cho các đối tượng khách hàng sử dụng máy ảnh DSLR ở khu vực thành phố HCM. Chương 3 cũng nêu chi tiết các bước xử lý, phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh nghiệm thương hiệu, niềm tin thương hiệu và sự thỏa mãn thương hiệu đến lòng trung thành thương hiệu của khách hàng sử dụng máy ảnh gương lật kỹ thuật số (Trang 46 - 49)