4.2.1 Cải thiện năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông
Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tỉnh Đăk Nông cần chú trọng vào cải thiện cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của địa phƣơng đặc biệt là hạ tầng giao thông, thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nhanh chóng tiếp cận các nguồn lực thiết yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thu hút các nhà đầu tƣ mới đến đầu tƣ tại địa phƣơng.
Đào tạo nguồn nhân lực: Địa phƣơng cần chú trọng trong việc nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ thông qua việc phát triển đại học, cao đẳng của địa phƣơng đồng thời thu hút thêm các cơ sở giáo dục tƣ nhân đến hoạt động trên địa bàn. Bên cạnh việc thành lập các trƣờng đại học, cao đẳng của tỉnh, địa phƣơng cần có cơ chế và chính sách khuyến khích trƣờng đại học Tây Nguyên hoặc các trƣờng ở TP.HCM mở cơ sở đào tạo tại tỉnh hoặc các trung tâm nghiên cứu nơng nghiệp. Ngồi ra, cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo lực lƣợng lao động lành nghề thông qua phát triển hệ thống giáo dục nghề của tỉnh.
Cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh: cải cách khu vực công thông qua việc
cải thiện các chỉ tiêu PCI thấp bằng các biện pháp: (i) tăng cƣờng đối thoại giữa chính
quyền và doanh nghiệp thông qua đẩy mạnh tham vấn ý kiến của doanh nghiệp tƣ nhân trong việc ban hành; (ii) định kỳ tổ chức các buổi tiếp xúc trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh và doanh nghiệp tƣ nhân trên địa bàn; (iii) thực thi chính sách, cơng khai đấu thầu, hạng mục đấu thầu và có sự kiểm sốt chặt chẽ quy trình; (iv) tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong
việc giải quyết tranh chấp, kiện tụng thông qua hệ thống pháp lý.
4.2.2 Phát triển cụm ngành cây công nghiệp lâu năm
Thứ nhất tập trung cải thiện hệ thống thủy lợi của địa phƣơng nhằm đảm bảo nguồn
nƣớc tƣới tiêu trong thời gian tới nhằm giảm thiểu tác động của hạn hán và sụt giảm nguồn nƣớc ngầm.
Thứ hai phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ: (i) hoàn thiện quy
hoạch phát triển vùng nguyên liệu nhằm đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào; (ii) thu hút nguồn lực xã hội, khuyến khích đầu tƣ tƣ nhân thơng qua các
chính sách hỗ trợ, khuyến khích khu vực tƣ nhân đầu tƣ thông qua các biện giảm giảm thuế, cho thuê đất thời gian dài; ƣu đãi trong vay vốn, hợp tác công tƣ trong chuyển giao
công nghệ mới từ nƣớc ngoài, chuyển dần cung cấp dịch vụ công sang cho khu vực tƣ nhân,…. (iii) phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thông qua mở rộng xúc tiến thƣơng mại, tập trung phát triển các thị trƣờng mới thông qua xây dựng các kênh phân phối sản phẩm vào hãng phân phối lớn, hệ thống siêu thị, bán buôn lớn,…
Thứ ba thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị và liên kết vùng. Nhà nƣớc cần có quy
định về vấn đề pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và ngƣời nông dân trong thực hiện hợp đồng mua bán nông sản. Đẩy mạnh hợp tác với các địa phƣơng lân cận xây dựng vùng nguyên liệu cà phê, tiêu đối với các tỉnh khác trong khu vực gồm có Đăk Lăk, Lâm Đồng, Gia Lai.
Thứ tư tăng cƣờng vai trị hiệp hội ngành: Chính quyền địa phƣơng chủ động liên
hệ các hiệp hội cà phê, hồ tiêu để đƣa hiệp hội về địa phƣơng, hình thành mối liên kết giữa hiệp hội và nông dân, vận động ngƣời dân tham gia các diễn đàn của hiệp hội,…