Tài nguyên phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh đăk nông (Trang 27)

2.2 Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông

2.2.1.2.6 Tài nguyên phát triển du lịch

4 Kế hoạch số 919/KH-SNN ngày 09/07/2015 của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông “ Kế hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông năm 2016”

5 Quyết định số 167/2007/QĐ-TTg về Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến quặng bôxit giai đoạn đến năm 2020 có xét đến năm 2030.

Đăk Nơng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ các khu rừng nguyên sinh, các thác nƣớc và các hồ chứa nƣớc tự nhiên và nhân tạo. Hiện tại, các cụm thác Dray Sáp, Dray Nu, Trinh Nữ đã đƣợc đƣa vào khai thác và đƣợc nhiều du khách biết đến, một số thác nƣớc khác nhƣ thác Diệu Thanh, thác Liêng Nung, Gia Long,.. và một số khu du lịch sinh thái Nam Nung, Tà Đùng,….đang đƣợc đầu tƣ, xây dựng. Địa phƣơng có hơn 40 dân tộc sinh sống, các buôn đồng bào dân tộc với các tập tục văn hóa truyền thống độc đáo, tiêu biểu nhƣ là hội cồng chiêng, uống rƣợu cần, lễ hội đâm trâu,…Những tiềm năng du lịch trên cho phép phát triển du lịch sinh thái kết hợp du lịch văn hóa. Đăk Nơng có thể liên kết với TP.HCM và Đăk Lăk trong việc hình thành các cụm du lịch, tour du lịch kết dẫn đối với du khách.

2.2.1.3 Quy mơ địa phương

Đăk Nơng là tỉnh có quy mơ nhỏ, dân số chỉ chiếm chƣa đến 0,62% dân số cả nƣớc6 , diện tích bằng 11% của vùng và chiếm 2% diện tích cả nƣớc.

Nhƣ vậy, xét các yếu tố trên cho thấy tỉnh Đăk Nơng có quy mơ nhỏ vì vậy tỉnh khơng có lợi thế về sức cầu thị trƣờng và nhu cầu LLLĐ tại chỗ cho các hoạt động phát triển KT-XH của địa phƣơng so với một số tỉnh khác trong khu vực.

6

Năm 2015, dân số tỉnh Đăk Nơng là 583.912 ngƣời, dân số tồn quốc là 93.447.601 ngƣời.

Bảng 2-1: Diện tích, dân số các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên

Địa phƣơng Diện tích

((Km2) Dân số trung bình (Nghìn ngƣời) Mật độ dân số (Ngƣời/km2) Tây Nguyên 54.641 5.526 101 Đắk Lắk 13.125 1.833 140 Gia Lai 15.537 1.378 89 Lâm Đồng 9.774 1.259 129 Đắk Nông 6.516 571 88 Kon Tum 9.690 484 50

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

2.2.2 Năng lực cạnh tranh cấp độ địa phương

2.2.2.1 Hạ tầng xã hội

2.2.2.1.1 Giáo dục (Phân tích chi tiết tại PL6).

Với những đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế khó khăn, tỷ lệ ngƣời dân tộc thiểu số cao vì vậy một số chỉ tiêu giáo dục của địa phƣơng còn thấp so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên và thấp hơn mức bình quân chung cả nƣớc. Các chỉ tiêu giáo dục cơ bản của tỉnh Đăk Nông đều ở mức cao, tuy nhiên giáo dục trình độ cao của tỉnh chƣa phát triển. Hiện tại trên địa bàn tỉnh chƣa có trƣờng đại học cao đẳng gây bất lợi lớn cho địa phƣơng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ cho địa phƣơng. Từ phân tích trên cho thấy nhân lực và cơng tác đào tạo của tỉnh cịn hạn chế trong đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển cụm ngành của địa phƣơng.

2.2.2.1.2 Y tế (Phân tích chi tiết tại PL7).

Tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu của ngƣời dân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cải thiện hơn so với những năm trƣớc tuy chất lƣợng khám chữa bệnh vẫn thấp, cơ sở hạ tầng y tế chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân trên địa bàn và thấp hơn so với các tỉnh khác trong khu vực.

Nhƣ vậy, hạ tầng y tế, giáo dục hiện nay của tỉnh hạn chế hơn so với các tỉnh khác trong khu vực đối với quá trình phát triển KT-XH của địa phƣơng.

Bảng 2-2: Một số chỉ tiêu về y tế tại các địa phƣơng trong nhóm so sánh năm 2015

Địa phƣơng Cơ sở y tế

(Cơ sở) Giƣờng bệnh (Giường) Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (Người) Giƣờng bệnh tính/ 1 vạn dân (Giường) Tỷ lệ trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn có bác sĩ (%) Ðắk Lắk 224 4.937 7,1 27,0 100,0 Kon Tum 133 1.908 10,6 39,4 95,1 Gia Lai 263 4.901 6,0 35,0 62,8 Lâm Ðồng 191 3.759 6,3 29,6 81,6 Ðắk Nông 80 1.144 6,3 19,6 82,0

Nguồn: Tổng hợp NGTK các địa phương

2.2.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI của tỉnh năm 2016 đạt 55,05 điểm xếp hạng 61/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong khu vực Tây Nguyên, chất lƣợng cơ sở hạ tầng của tỉnh Đăk Nông cũng đƣợc đánh giá thấp nhất trong các tỉnh, kém xa các tỉnh khác nhƣ Đăk Lăk (vị trí 6/63), Kon Tum (33/63).

Hình 2-8: Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI năm 2016 của khu vực Tây Nguyên

Nguồn: Báo cáo PCI Việt Nam 2016

2.2.2.2.1 Hạ tầng giao thông

Mạng lƣới giao thông của tỉnh Đắk Nơng chủ yếu là đƣờng bộ, chƣa có đƣờng sắt và đƣờng hàng khơng. Đăk Nơng có hệ thống quốc lộ với tổng chiều dài 310km nối liền tỉnh Đăk Nông với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Tỷ lệ nhựa hóa đƣờng tồn tỉnh đạt mới chỉ đạt 57%, do đó nhiều nơi trên địa bàn tỉnh giao thơng cịn khó khăn. Nhìn chung hạ tầng giao thơng vẫn cịn nhiều yếu kém, đƣờng tỉnh lộ nối các huyện và các trung tâm sản xuất lớn vẫn cịn nhiều hạn chế, giao thƣơng khó khăn. Nhƣ vậy, thiếu vắng tuyến đƣờng bộ cao tốc, đƣờng sắt và hàng khơng có tác động tiêu cực rất lớn trong việc thu hút đầu tƣ và năng lực cạnh tranh của tỉnh so với các tỉnh khác trong khu vực.

2.2.2.2.2 Hạ tầng điện, nƣớc, viễn thông

Hạ tầng điện: Nguồn điện sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt của Đăk Nông đƣợc lấy từ lƣới điện quốc gia. Năm 2015, tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng điện ở thành thị là 100%, ở nông

thôn là 97,03%. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 99% số thơn bn có điện, 94% số hộ dân đƣợc sử dụng điện. Theo PCI 2016 số giờ mất điện của tỉnh Đăk Nông (12h) cao nhất trong khu vực Tây Nguyên. Hệ thống mạng lƣới điện của tỉnh còn chƣa đồng bộ, đƣờng dây và trạm ở khu vực nơng thơn chất lƣợng cịn thấp, độ an tồn khơng cao, chất lƣợng phát điện chƣa đảm bảo. Hạ tầng thủy lợi: Hạ tầng thủy lợi của tỉnh hiện tại mới chỉ đáp ứng đƣợc 68% nhu cầu tƣới tiêu trong trồng trọt7

. Qua khảo sát đánh giá cho thấy hệ thống thủy lợi trên toàn tỉnh đã xuống cấp cần phải tiến hành nâng cấp, sữa chữa. Trong thời gian tới, xu hƣớng mở rộng diện tích trồng các loại cây cơng nghiệp dài ngày dẫn đến nhu cầu nƣớc cho tƣới tiêu tăng cao gây áp lực lớn cho hệ thống thủy lợi trên địa bàn. Cùng với sự hạn chế về hạ tầng thủy lợi và sự biến đổi khí hậu, trong thời gian tới việc giải quyết vấn đề nƣớc tƣới tiêu là một thách thức lớn cho sự phát triển của ngành nông nghiệp địa phƣơng.

Hạ tầng viễn thông: (Phân tích chi tiết PL8) Hạ tầng viễn thơng của tỉnh chỉ mới đáp

ứng cơ bản nhu cầu sử dụng của ngƣời dân, còn thiếu sự đồng bộ đối với quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị, chƣa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của địa phƣơng.

2.2.2.3 Chính sách kinh tế địa phương

2.2.2.3.1 Chính sách tài khóa

Năm 2014, thu chi NSĐP của tỉnh Đăk Nông thấp nhất trong các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Thu NSĐP của Đăk Nông và các tỉnh khác trong khu vực chỉ đảm bảo khoảng 50% cho chi tiêu cơng. Vì vậy, để cân đối ngân sách các tỉnh đều nhận bổ sung từ nguồn ngân sách trung ƣơng.

7

Trên địa bàn tỉnh có 213 cơng trình thủy lợi trong đó có 186 hồ chứa, 16 đập dâng, 5 trạm bơm và 6 kênh tiêu

Hình 2-9: Thu chi NSĐP khu vực Tây Nguyên năm 2014

Nguồn: Tổng hợp từ NGTK các tỉnh năm 2014

Đăk Nơng và Kon Tum là 2 tỉnh có số thu, chi ngân sách thấp nhất trong khu vực, tuy nhiên nếu tính thu chi ngân sách bình quân cho mỗi ngƣời dân thì 2 tỉnh này lại cao nhất trong khu vực. Năm 2014, bình quân 1 ngƣời dân trên địa bàn tạo ra nguồn thu ngân sách là 4.288 triệu đồng tuy nhiên ngân sách chi bình quân cho 1 ngƣời dân là 8.283 triệu đồng, cao gấp đôi nguồn thu tạo ra.

Hình 2-10: Thu- chi ngân sách bình quân đầu ngƣời khu vực Tây Nguyên năm 2014

Nguồn: Tổng hợp từ NGTK các tỉnh năm 2014

Thu ngân sách: (Phân tích chi tiết PL9) Ngân sách tỉnh có nguồn thu chủ yếu từ doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, chiếm tỷ lệ 60%, các nguồn thu khác hầu nhƣ không đáng kể. Phần lớn ngân sách Đăk Nông nhận hỗ trợ từ nguồn thu bổ sung từ NSTW, chiếm tỷ lệ 69% tổng ngân sách địa phƣơng cho thấy ngân sách tỉnh Đăk Nông phụ thuộc phần lớn vào trợ cấp từ

trung ƣơng, nguồn thu ngân sách tại địa bàn thấp và không đủ bù đắp cho chi ngân sách tại địa phƣơng.

Hình 2-11: Cơ cấu thu ngân sách địa phƣơng của Đăk Nông 2007-2015

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo Sở Tài chính tỉnh qua các năm

Chi ngân sách: Trong giai đoạn từ 2007 đến 2015, chi ngân sách tỉnh Đăk Nơng tăng nhanh, bình quân tăng 13%/năm. Trong cơ cấu nguồn chi, Đăk Nông dành phần lớn tỷ trọng cho chi thƣờng xuyên, tỷ trọng dành cho chi thƣờng xuyên tăng từ 44% năm 2010 lên đến 76% năm 2015 trong tổng chi. Nguồn chi dành cho đầu tƣ phát triển của tỉnh ổn định qua các năm xấp xỉ khoảng 26% tổng chi ngân sách, các nguồn chi khác chiếm không đáng kể trong tổng chi. Với cơ cấu chi ngân sách kể trên cho thấy Đăk Nông chƣa hợp lý, chi cho đầu tƣ phát triển đóng vai trị quan trọng nhƣng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chi thƣờng xuyên lại chiếm hầu hết tổng chi ngân sách của địa phƣơng.

Hình 2-12: Cơ cấu chi ngân sách tỉnh Đăk Nông (2007-2015)

Nguồn: Tổng hợp số liệu do Sở Tài chính Đăk Nơng cung cấp

2.2.2.3.2 Chính sách đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ (Phân tích chi tiết PL10)

Hoạt động thu hút đầu tƣ của Đăk Nơng cịn hạn chế, tổng vốn đầu tƣ tồn tỉnh năm 2015 đứng thứ 4/5 trong khu vực (13,6%)8

trong đó nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân đóng vai trị quan trọng chiếm tỷ trọng 66% tổng nguồn vốn, khu vực FDI chỉ chiếm chƣa đến 0,4%, cho thấy thu hút đầu tƣ FDI còn thấp so với nhu cầu phát triển của địa phƣơng.

2.3.3 Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp

Chỉ số PCI năm 2016 của Đăk Nông cải thiện so với năm trƣớc, đạt 53,63 điểm đứng thứ 61/63 toàn quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chỉ số PCI của Đăk Nông sụt giảm mạnh, PCI năm 2015 tụt 6 bậc so với năm 2014 và giảm 15 bậc so với năm 2014. Trong vòng 5 năm trở lại đây, Đăk Nơng là tỉnh thƣờng xun góp mặt vào danh sách các địa phƣơng có NLCT nằm trong nhóm rất thấp trong 63 tỉnh thành trên cả nƣớc.

8 Năm 2015, nguồn vốn đầu tƣ khu vực Tây Nguyên là 69.040 triệu đồng trong đó Kon Tum (30,7%), Gia Lai (20,7%), Lâm Đồng (20,7%), Đăk Lăk (12,4%)

Hình 2-13: Chỉ số PCI tỉnh Đăk Nơng năm 2013-2016

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo PCI các năm

Trong giai đoạn từ năm 2007-2012, Đăk Nơng có sự cải thiện vƣợt bậc về NLCT cấp tỉnh, tăng chỉ số PCI từ 37,96 điểm lên đến 53,91 điểm. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, chỉ số PCI của Đăk Nông giảm dần từ 53,91 điểm xuống còn 48,96 điểm năm 2015 và có sự cải thiện nhẹ trong năm 2016. Nhìn chung, trong khu vực tỉnh Tây Ngun, Đăk Nơng có chỉ số NLCT xếp hạng thấp nhất khu vực, kém xa 2 tỉnh là Đăk Lăk và Lâm Đồng.

Hình 2-14: Chỉ số NLCT các tỉnh khu vực Tây Nguyên (2007-2016)

Nguồn: Tổng hợp từ PCI Việt Nam các năm

Trong năm 2016 một số chỉ tiêu NLCT của Đăk Nông đƣợc cải thiện đáng kể, vƣợt lên dẫn đầu trong khu vực nhƣ là chi phí thời gian hoặc chi phí khơng chính thức (chi tiết PL12). Tuy nhiên, hầu hết các chỉ tiêu còn lại đều thấp hơn so với các tỉnh khác trong khu vực nhƣ là: chỉ tiêu tiếp cận đất đai, tính năng động của chính quyền địa phƣơng, hỗ trợ doanh nghiệp,… chỉ tiêu cạnh tranh bình đẳng Đăk Nơng đạt 3,68 điểm kém xa so với Gia Lai (6,09 điểm), Kon Tum (5,44 điểm),…

Hình 2-15: Các chỉ tiêu đánh giá mơi trƣờng kinh doanh khu vực Tây Nguyên năm 2016

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo PCI năm 2016

2.2.4 Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông

Dựa trên việc đánh giá tác động của từng nhân tố quyết định đến NLCT của tỉnh đến tăng trƣởng năng suất, mỗi nhân tố đƣợc đánh giá dựa trên 5 thang đo: lợi thế lớn, lợi thế vừa phải, trung bình, bất lợi vừa phải và bất lợi lớn. Việc đánh giá mỗi nhân tố dựa trên tác động của nhân tố đến NLCT của tỉnh đồng thời xem xét trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau với các nhân tố khác. Kết quả cho thấy NLCT của Đăk Nơng đang ở mức bất lợi lớn.

Hình 2-16: Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh tỉnh Đăk Nông

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƢƠNG

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƢƠNG

Lợi thế lớn nhất của tỉnh Đăk Nơng là ở tài ngun thiên nhiên, gồm có tài ngun đất, khí hậu, tài nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản. Trong thời gian qua, các lợi thế này đã đƣợc khai thác trong q trình phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó cụm ngành cây cây cơng nghiệp lâu năm là cụm ngành đóng góp chủ lực vào phát triển kinh tế tỉnh, cụm ngành du lịch sinh thái có tốc độ tăng trƣởng khá cao, cụm ngành khai thác bơxit đã hồn thành hạ tầng kĩ thuật, chuẩn bị vào giai đoạn sản xuất.

Trở ngại lớn nhất đối với NLCT của tỉnh Đăk Nơng đó là chất lƣợng mơi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Theo đánh giá PCI cho thấy Đăk Nơng có hạ tầng kỹ thuật nằm trong nhóm thấp nhất trên tồn quốc và kém xa so với các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên. Chất lƣợng cơ sở hạ tầng kém dẫn đến khó thu hút các doanh nghiệp bên ngồi đến đầu tƣ mà còn gây cản trở lớn cho việc phát triển cụm ngành đặc biệt là cụm ngành khai thác bôxit của tỉnh. Chất lƣợng nguồn nhân lực của tỉnh đƣợc đánh giá thấp, trên địa bàn tỉnh chƣa

Chú thích:

Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nƣớc, viễn thơng) ) Chính sách tài khóa, đầu tƣ tín dụng, cơ cấu

kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên Vị trí địa lý Quy mơ địa phƣơng Mơi trƣờng kinh doanh Trình độ phát triển

cụm ngành

Hoạt động và chiến lƣợc của doanh nghiệp

Lợi thế lớn Lợi thế Trung bình Bất lợi Bất lợi lớn

có cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao tại chỗ cũng nhƣ chƣa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực lao động lành nghề. Đây là một hạn chế rất lớn làm giảm sức cạnh tranh của các ngành do phải tăng thêm chi phí đào tạo lao động hoặc phải sử dụng lao động không kĩ năng dẫn đến năng suất thấp. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lƣợng cao cộng với công nghệ lạc hậu đã dẫn đến việc thu hút các doanh nghiệp FDI đầu tƣ vào địa phƣơng trong thời gian qua rất ít. Đối với mơi trƣờng kinh doanh của tỉnh các chỉ tiêu quan trọng nhƣ : khả năng tiếp cận đất đai bị đánh giá thấp và không đƣợc cải thiện so với các năm trƣớc, tính minh bạch mặc dù đƣợc cải thiện nhƣng vẫn ở mức thấp so với các tỉnh khác trong khu vực, cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh đăk nông (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)