2.3. Thực trạng và những bất cập vướng mắc trong thực tiễn tranh tụng tạ
2.3.1. Về thực trạng quy định pháp luật về tranh tụng hiện nay
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự theo hướng quy định cụ thể, chi tiết về trách nhiệm phải bảo đảm quyền tranh tụng của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như quyền được tranh tụng của đương sự, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tranh tụng trong tố tụng dân sự là một quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án được bắt đầu từ khi có yêu cầu khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong q trình đó các chủ thể tham gia tố tụng được đưa ra chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước Tịa án theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định. Nguyên tắc này đã mở rộng phạm vi “đảm bảo” của Bộ luật tố tụng dân sự, không chỉ là trong giai đoạn tranh luận mà là trong toàn bộ quá trình tranh tụng. Điều 24 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định "Bảo đảm
tranh tụng trong xét xử”, xác định rõ Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự,
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này thay vì quy định một cách chung chung tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đượng sự cũng như việc xem xét, đánh giá các tài liệu chứng cứ; cụ thể:
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này (khoản 2 Điều 24 BLTTDS năm 2015).
- Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, tồn diện, cơng khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định (khoản 3 Điều 24 BLTTDS năm 2015).
- Việc quy định đương sự có nghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu chứng cứ đã giao nộp, cụ thể là “gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của
họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Trường hợp vì lý do chính đáng khơng thể sao chụp, gửi đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ thì họ có quyền u cầu Tịa án hỗ trợ.” chính là tạo điều kiện để các chủ
thể tham gia hoạt động tố tụng dân sự phát huy tính chủ động, tích cực trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan một cách chính xác, khách quan và đầy đủ; đưa ra các lý lẽ, các quan điểm khác nhau, viện dẫn các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án. Căn cứ và những chứng cứ đã được đưa ra tranh luận công khai tại phiên toà, Toà án – người
nắm giữ cán cân công lý sẽ đưa ra phát quyết cuối cùng. Đây được xem là cách thức khoa học và công bằng nhất để tiếp cận đến chân lý khách quan của vụ án.
Về trách nhiệm của đương sự khi không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho đương sự khác trong vụ án biết về tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Toà án thì Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 chưa có quy định. Điều này khơng đảm bảo bảo cho việc thực hiện trên thực tế vì thiếu đi tính chế tài bắt buộc. Trường hợp đương sự không thơng báo cho bên cịn lại trong vụ án về những tài liệu chứng cứ đã giao nộp thì trách nhiệm của đương sự xác định như thế nào và việc sử dụng chứng cứ đó vào để giải quyết vụ án ra sao hiện chưa được quy định. Cần phải có quy định cụ thể về vấn đề này để nguyên tắc đảm bảo tranh trụng trong xét xử được thực thi có hiệu quả trên thực tế, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự của Toà án nhân dân các cấp.