3.2. Đề xuất thực hiện mơ hình tố tụng tranh tụng trong giải quyết tranh chấp
3.2.1. Cần quy định một trình tự, thủ tục tố tụng độc lập trong kinh doanh,
3.2.1. Cần quy định một trình tự, thủ tục tố tụng độc lập trong kinh doanh, thương mại. thương mại.
Cũng như pháp luật về hình sự, dân sự và hành chính, pháp luật trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng có những đặc trưng riêng. Do đó, một trong những vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là cần phải xây dựng luật tố tụng kinh doanh, thương mại riêng mà không áp dụng theo luật tố tụng dân sự như hiện
nay. Việc xây dựng pháp luật về tố tụng trong giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại xuất phát từ các yêu cầu sau đây:
- Thứ nhất: Hiện nay án kinh doanh, thương mại đang ngày một phát sinh theo chiều hướng tăng lên. Việc tăng giảm của án kinh doanh, thương mại có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế - xã hội; theo đó, kinh tế - xã hội phát triển thì lượng án kinh doanh, thương mại giảm và ngược lại, kinh tế - xã hội yếu kém thì án kinh doanh, thương mại tăng, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế suy giảm như hiện nay thì án tranh chấp về tín dụng vay nợ Ngân hàng tăng lên nhanh chóng.
- Thứ hai: Do tính chất giải quyết một vụ án kinh doanh, thương mại đòi hỏi nhanh về mặt thời gian, tính chính xác trong các phán qút của Tịa án và đòi hỏi cách tiếp cận các biện pháp nhằm bảo đảm tài sản cũng như hàng hóa và tiền bạc của doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại cần phải được thực hiện theo một thủ tục tố tụng gọn nhẹ, nhanh chóng nên khơng phù hợp áp dụng theo tố tụng dân sự như hiện nay.
- Thứ ba: Yếu tố của nguyên tắc xây dựng luật, các ngành luật trong tố tụng cần được xây dựng bằng các bộ luật cụ thể mang tính chuyên biệt. Để hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án nhân dân đạt hiệu quả cao, địi hỏi phải có sự đảm bảo về pháp lý, bao gồm sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thực định, nhất là các quy định về Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Ngân hàng, Luật Kinh doanh bảo hiểm…được thể hiện ở những tiêu chuẩn như tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính hiệu lực, hiệu quả và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật; sự hoàn thiện của cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật và văn hoá pháp lý của cán bộ, cơng chức ngành Tịa án và nhân dân.
- Thứ tư: thực hiện cải cách tư pháp về vấn đề kiện toàn các Tịa chun trách. Theo đó, mỗi Tịa chun trách hoạt động theo một tố tụng riêng, theo một bộ luật tố tụng phù hợp lĩnh vực mình thực hiện, điều đó giúp nâng cao tính chuyên nghiệp của các Thẩm phán cũng như đội ngũ Thư ký trong quá trình giải quyết vụ án.
3.2.2. Thực hiện tranh tụng trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay
Trọng tâm cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005 về
chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là nâng cao hiệu quả trong hoạt động tranh tụng tại Tòa án20, chuyển từ thẩm vấn xét hỏi sang mơ hình tranh tụng tại phiên tịa. Có thể nói, cải cách tư pháp mà khơng nâng cao vai trị tranh tụng thì chưa thể xem là cải cách tư pháp, tranh tụng là trung tâm của hoạt động cải cách tư pháp, hiện nay một số Tòa án địa phương đã thực hiện xét xử theo mơ hình phiên tịa tranh tụng nhưng vẫn chưa thể chuyển đổi hoàn toàn mà chỉ đang phấn đấu để đạt được một tỷ lệ phần trăm nhất định. Đặc biệt, trong tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì tranh tụng nó cịn thể hiện tính tự chủ, thể hiện tính đại diện của pháp nhân, doanh nghiệp nên rất là quan trọng. Việc xét hỏi trong giải quyết vụ án thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ pháp luật khi giữa một bên là Tòa án đại diện cho Nhà nước còn bên kia là các bên đương sự hoặc là những người có liên quan, nên chưa tạo được bầu khơng khí dân chủ.
Rõ ràng, với mơ hình xét hỏi như hiện nay đã xem nhẹ vai trò của những người tham gia tố tụng trong vụ án mà lại đề cao vai trò của người tiến hành tố tụng, việc xét xử tại phiên tịa thì người Thẩm phán giữ vai trị chủ động, tích cực, là người điều khiển phiên tịa, bảo đảm phiên tịa được tiến hành theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Thẩm phán có quyền yêu cầu các bên đương sự cung cấp thêm chứng cứ, xét hỏi các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người làm chứng, xem xét các chứng cứ, tài liệu của vụ án trong khi các đương sự lại khơng có quyền xét hỏi mà chỉ có quyền đề xuất với Hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm, được trình bày ý kiến của mình về đánh giá chứng cứ và dựa vào các quy định của pháp luật để phân tích, lập luận, đưa ra các lý lẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong giải quyết các vụ án cũng như để đạt được mục đích của tố tụng dân sự là xác định sự thật khách quan của vụ án nhằm đảm bảo tính dân chủ trong vụ án, thiết nghĩ pháp luật cần điều chỉnh theo hướng Tịa án sẽ thực sự đóng vai trị như trọng tài khi mà chỉ xem xét, đánh giá chứng cứ do các đương sự cung cấp mà khơng phải thu thập chứng cứ. Điều này có nghĩa là
20 Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 quy định: “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ
chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên…nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định”
Nghị quyết số: 49-NQ/TW ngày 02 tháng 06 năm 2005 quy định: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính cơng khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét
nếu đương sự khơng xuất trình được chứng cứ chứng minhcho Tịa án thì u cầu của họ sẽ bị bác bỏ.
Để đơn giản hơn về thủ tục cũng như nâng cao hiệu quả trong giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung cũng như tranh chấp trong kinh doanh, thương mại nói riêng cần quy định theo hướng: các bên đương sự thực hiện trách nhiệm chứng minh còn Tòa án chỉ thẩm tra tư cách các đương sự và những người tham gia tố tụng khác để bảo đảm tính hợp pháp của q trình tranh tụng tại phiên tịa, Tịa án có quyền tham gia vào q trình đó bất cứ thời điểm nào khi thấy cần thiết phải làm sáng tỏ các tình tiết, chứng cứ nào đó về vụ án chưa được các bên làm rõ, do đó cần được quy định thủ tục tiến hành phiên tòa nên bỏ hẳn thủ tục xét hỏi tại phiên tịa. Khi đó, trong q trình giải qút vụ án, sau khi tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ thực hiện ngay thủ tục tranh luận tại phiên tịa mà khơng phải qua thủ tục xét hỏi như trước nữa. Cụ thể, sau thủ tục bắt đầu phiên tòa, Hội đồng xét xử cho đương sự trình bày yêu cầu, xuất trình chứng cứ và tranh luận theo hướng:
- Nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn hoặc Luật sư của nguyên đơn sẽ trình bày cơng khai tại phiên tịa về nội dung đơn khởi kiện và các yêu cầu của mình. Tiếp đó, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác bao gồm người đại diện hoặc Luật sư của họ sẽ trình bày các yêu cầu cụ thể của mình.
- Nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn hoặc Luật sư của nguyên đơn trình bày trước Tịa án về ý kiến của họ và xuất trình, chứng minh sự việc bằng các chứng cứ, lý lẽ, viện dẫn các quy định của pháp luật nhằm chứng minh cho các yêu cầu của mình.
- Bị đơn, người đại diện của bị đơn hoặc Luật sư của bị đơn cũng đưa ra các quan điểm cùng các chứng cứ, các căn cứ pháp lý trên cơ sở đó đưa ra lập luận, lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình, phản bác lại quan điểm, lập luận của phía ngun đơn.
- Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người đại diện hoặc Luật sư của họ cũng dựa vào chứng cứ, căn cứ pháp lý, đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình tranh luận giữa những người tham gia tố tụng, nếu có điểm nào chưa rõ thì Hội đồng xét xử có quyền hỏi thêm. Cuối cùng, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về vụ án và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Trong trường hợp, các đương sự không đồng ý với ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thì họ có quyền đối
đáp lại. Những người làm chứng khi khai báo tại Tịa có thể bị chất vấn bởi đương sự, người đại diện của đương sự hoặc Luật sư của đương sự về lời khai của mình.
3.3. Những định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
3.3.1. Một số định hướng hồn thiện mơ hình tố tụng ở Việt Nam
Từ việc nghiên cứu mơ hình tố tụng của một số nước trên thế giới, các đặc điểm của tố tụng tranh tụng và những tồn tại, bất cập, vướng mắc trong thực tiễn tranh tụng ở nước ta cho thấy việc chuyển mơ hình tố tụng hiện hành ở nuớc ta sang hẳn mơ hình tranh tụng là một cơng việc cực kỳ khó khăn và phức tạp. Mơ hình tố tụng bán tranh tụng theo hướng kết hợp một số yếu tố hợp lý của tố tụng tranh tụng vào tố tụng thẩm vấn truyền thống đang được áp dụng là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, với truyền thống lịch sử - văn hoá và các điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam. Việc hồn thiện mơ hình tố tụng ở Việt Nam cần được tiến hành theo các định hướng cơ bản sau đây:
✓ Trên cơ sở đã ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng nên
việc chuyển mơ hình tố tụng thẩm vấn ở nước ta sang mơ hình bán tranh tụng là điều cần thiết và có đủ điều kiện thực hiện.
✓ Tăng cuờng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề
nghiệp cho đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, đặc biệt là kỹ năng tranh tụng.
✓ Bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật để nâng cao tính
khả thi trên thực tế của mơ hình tố tụng
3.3.2. Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
3.3.2.1. Về mặt pháp lý:
- Việc ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc của tố tụng dân sự:
cần được hướng dẫn cụ thể và áp dụng thống nhất tại các địa phương, giới hạn của việc tranh tụng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Ghi nhận đầy đủ quyền tranh luận của các đương sự: Đây là nội dung trọng
tâm cần thực hiện hiệu quả thời gian tới, Viện kiểm sát chỉ có quyền tranh luận khi được pháp luật quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích cơng hoặc bảo vệ lợi ích cho nhóm người yếu thế trong xã hội.
- Tòa án tiến hành tố tụng với tư cách trung gian, đưa ra các phán quyết và có
nhiệm vụ hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Tịa án phải thơng báo cho đương sự về những chứng cứ mà đương sự cung cấp cho bên đương sự còn lại; những chứng cứ mà Tòa án thu thập được. Chỉ khi có đủ chứng cứ thì đương sự mới so sánh thiệt hơn trong việc theo đuổi vụ kiện và quyết định việc chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ kiện.
- Tăng cường cơng tác hịa giải trước khi xét xử theo hướng Tòa án mở nhiều
phiên họp kiểu như điều trần trước khi mở phiên tịa để Tịa án thơng báo về những chứng cứ mà đương sự cung cấp cho bên đương sự còn lại; những chứng cứ mà Tòa án thu thập được cho các đương sự. Đồng thời, cho phép các bên đương sự đánh giá các chứng cứ đó cũng như thể hiện quan điểm về việc giải quyết từng vấn đề hoặc cả vụ án khi đã có đầy đủ chứng cứ. Nếu làm được như vậy, thì phiên tịa chỉ giải quyết những vấn đề mà các bên chưa thống nhất và ghi nhận sự thỏa thuận những vấn đề đã được giải quyết trước khi mở phiên tòa.
- Tranh tụng tại phiên tịa có thể diễn ra đồng thời với việc xét hỏi. Nghĩa là
khi xét hỏi từng vấn đề, Tịa án có thể cho các bên đương sự phát biểu quan điểm về việc giải qút vấn đề đó mà khơng phải đợi đến khi tranh luận mới nêu quan điểm. Khi các bên đương sự thống nhất được cách giải quyết vấn đề nào thì ghi nhận ngay sự thỏa thuận đó.
- Nghiên cứu vấn đề nên cho các bên phát biểu quan điểm về việc giải quyết
vụ án trước khi xét hỏi. Nếu tổ chức phiên tòa theo phương án này, thì xem xét và quy định lại vai trị của Hội đồng xét xử cũng như trình tự phiên tịa cho phù hợp.
- Một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tranh tụng là thời điểm đưa ra chứng
cứ. Không nên khống chế thời hạn đương sự cung cấp chứng cứ. Thực tế tuy có trường hợp đương sự giấu chứng cứ và chỉ đưa ra tại phiên tịa nhưng khơng phải đương sự nào cũng thu thập được chứng cứ và nộp cho Tịa án trước ngày mở phiên tịa. Có những chứng cứ ở các cơ quan, tổ chức mà đương sự biết nhưng không thể tiếp cận được cho nên pháp luật mới quy định đương sự có quyền đề nghị Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá. Mặt khác, với chức năng nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ cơng lý thì khi giải quyết, xét xử vụ án dân sự, Tịa án phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quy định chế tài đủ mạnh để buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức cung
cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự theo yêu cầu của Tòa án
❖ Để thực hiện việc hoàn thiện mơ hình tố tụng dân sự theo các nội dung như trên, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp sau:
o Một là, sửa đổi BLTTDS nhằm cụ thể hóa mục tiêu và nội dung của mơ hình tố tụng trong đó cần tập trung quy định rõ vai trị vị trí, thẩm quyền trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; quyền nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Quy