3.3. Những định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng trong giải quyết
3.3.2.1. Về mặt pháp lý:
- Việc ghi nhận tranh tụng là một trong những nguyên tắc của tố tụng dân sự:
cần được hướng dẫn cụ thể và áp dụng thống nhất tại các địa phương, giới hạn của việc tranh tụng được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Ghi nhận đầy đủ quyền tranh luận của các đương sự: Đây là nội dung trọng
tâm cần thực hiện hiệu quả thời gian tới, Viện kiểm sát chỉ có quyền tranh luận khi được pháp luật quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích cơng hoặc bảo vệ lợi ích cho nhóm người yếu thế trong xã hội.
- Tòa án tiến hành tố tụng với tư cách trung gian, đưa ra các phán quyết và có
nhiệm vụ hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ. Tịa án phải thơng báo cho đương sự về những chứng cứ mà đương sự cung cấp cho bên đương sự còn lại; những chứng cứ mà Tòa án thu thập được. Chỉ khi có đủ chứng cứ thì đương sự mới so sánh thiệt hơn trong việc theo đuổi vụ kiện và quyết định việc chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ kiện.
- Tăng cường cơng tác hịa giải trước khi xét xử theo hướng Tòa án mở nhiều
phiên họp kiểu như điều trần trước khi mở phiên tòa để Tịa án thơng báo về những chứng cứ mà đương sự cung cấp cho bên đương sự còn lại; những chứng cứ mà Tòa án thu thập được cho các đương sự. Đồng thời, cho phép các bên đương sự đánh giá các chứng cứ đó cũng như thể hiện quan điểm về việc giải quyết từng vấn đề hoặc cả vụ án khi đã có đầy đủ chứng cứ. Nếu làm được như vậy, thì phiên tịa chỉ giải quyết những vấn đề mà các bên chưa thống nhất và ghi nhận sự thỏa thuận những vấn đề đã được giải quyết trước khi mở phiên tòa.
- Tranh tụng tại phiên tịa có thể diễn ra đồng thời với việc xét hỏi. Nghĩa là
khi xét hỏi từng vấn đề, Tịa án có thể cho các bên đương sự phát biểu quan điểm về việc giải qút vấn đề đó mà khơng phải đợi đến khi tranh luận mới nêu quan điểm. Khi các bên đương sự thống nhất được cách giải quyết vấn đề nào thì ghi nhận ngay sự thỏa thuận đó.
- Nghiên cứu vấn đề nên cho các bên phát biểu quan điểm về việc giải quyết
vụ án trước khi xét hỏi. Nếu tổ chức phiên tòa theo phương án này, thì xem xét và quy định lại vai trị của Hội đồng xét xử cũng như trình tự phiên tịa cho phù hợp.
- Một vấn đề liên quan đến nguyên tắc tranh tụng là thời điểm đưa ra chứng
cứ. Không nên khống chế thời hạn đương sự cung cấp chứng cứ. Thực tế tuy có trường hợp đương sự giấu chứng cứ và chỉ đưa ra tại phiên tịa nhưng khơng phải đương sự nào cũng thu thập được chứng cứ và nộp cho Tòa án trước ngày mở phiên tịa. Có những chứng cứ ở các cơ quan, tổ chức mà đương sự biết nhưng không thể tiếp cận được cho nên pháp luật mới quy định đương sự có quyền đề nghị Tịa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình khơng thể thực hiện được hoặc đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá. Mặt khác, với chức năng nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ cơng lý thì khi giải quyết, xét xử vụ án dân sự, Tịa án phải bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quy định chế tài đủ mạnh để buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức cung
cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự theo yêu cầu của Tòa án
❖ Để thực hiện việc hoàn thiện mơ hình tố tụng dân sự theo các nội dung như trên, trong thời gian tới, cần tập trung vào các giải pháp sau:
o Một là, sửa đổi BLTTDS nhằm cụ thể hóa mục tiêu và nội dung của mơ hình tố tụng trong đó cần tập trung quy định rõ vai trị vị trí, thẩm quyền trách nhiệm của người tiến hành tố tụng; quyền nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Quy định trình tự tố tụng nhằm bảo đảm thực hiện việc tranh tụng từ khi thụ lý cho đến khi giải quyết xong vụ án.
o Hai là, nâng cao tiêu chuẩn của Luật sư để bảo đảm chất lượng tranh tụng trong quá trình giải quyết các vụ việc.
o Ba là, cần quy định tăng thẩm quyền, trách nhiệm của Tòa án đối với việc thi hành án dân sự, gắn công tác xét xử và thi hành án;
o Bốn là, nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật chứng cứ, Luật xử lý các hành vi cản trở tố tụng, Luật về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn với khởi kiện.