2.4. Đánh giá về mơ hình tố tụng dân sự Việt Nam theo pháp luật dân sự năm
2.4.2. cao quyền tự định đoạt của đương sự
Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, việc bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền quyết định và tự định đoạt luôn được tôn trọng. Pháp luật tố tụng dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự, quy định rõ việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự vượt quá phạm vi ban đầu theo hướng việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được coi là không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu đó được thực hiện trong giới hạn của quan hệ pháp luật có tranh chấp được xác định trên cơ sở yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu mà không làm phát sinh quan hệ pháp luật mới.
Hoàn thiện chế định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo hướng phân định rõ sự khác biệt về địa vị pháp lý trong tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khơng có u cầu độc lập. Bởi khi tham gia tố tụng, hai loại chủ thể khác nhau có quyền và nghĩa vụ đương nhiên khác nhau, quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc dân sự và vụ án dân sự theo hướng có sự chuyển hố về mối liên hệ giữa hai thủ tục này để linh hoạt, mềm dẻo khi giải quyết vụ việc, kết thúc vụ việc một cách nhanh chóng mà vẫn bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp đương sự.
Quy định về việc người khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm không cần phải được sự đồng ý của người bị kiện như trước đây, điều này thể hiện tính tự định đoạt của đương sự. Phân định rõ các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng bằng các quy định theo hướng tách thành
các điều luật riêng biệt và cụ thể. Quy định đối với người làm chứng, phải cam kết những gì khai trước Tòa là sự thật và chịu trách nhiệm về lời khai của mình. Quy định về quyền thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ; quyền tiếp cận chứng cứ; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về thủ tục và thời hạn để Luật sư (người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự) tham gia tố tụng; các bên đương sự được quyền đề nghị Tòa án triệu tập nhân chứng mà họ cho rằng sẽ góp phần bảo vệ quan điểm, lập luận của họ trong tố tụng.
2.4.3. Nâng cao vai trò và trách nhiệm chứng minh của đương sự trong tố tụng
Đương sự phải cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình là một trong những nguyên tắc xuất phát từ quyền tự định đoạt của đương sự đối với việc khởi kiện của mình. Ngun tắc này thể hiện tính đặc thù trong tố tụng dân sự, khi cần khởi kiện để giải quyết tranh chấp và khẳng định việc khởi kiện, phản tố việc kiện có căn cứ và đúng pháp luật, thì các đương sự phải tự mình thu thập, cung cấp và chuyển giao chứng cứ, tài liệu này cho Toà án.
Việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho các yêu cầu của mình vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của đương sự. Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, phải đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Ngược lại, nếu đương sự phản đối yêu cầu của người khác đối với mình cũng phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và phải đưa ra chứng cứ để chứng minh. Như vậy, người đưa ra yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh trước; họ phải xuất trình các chứng cứ, đưa ra lý lẽ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ, đồng thời họ phải chỉ ra quy định của pháp luật cho phép chấp nhận yêu cầu của họ (tính hợp pháp của yêu cầu). Khi bên đưa ra yêu cầu đã chứng minh được tính có căn cứ và tính hợp pháp cho u cầu của mình thì bên phản đối yêu cầu phải đưa ra chứng cứ, lý lẽ để chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ. Điều đó cho thấy, theo quy định của BLTTDS năm 2015 thì nghĩa vụ chứng minh không chỉ đặt ra với bên khởi kiện mà đặt ra với cả bên bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn. Quy định này thể hiện sự bình đẳng, ngang bằng về nghĩa vụ chứng minh, khơng có loại đương sự nào được miễn trừ nghĩa vụ chứng minh, dù đương sự đó khởi kiện bảo vệ lợi ích của mình hay lợi ích chung hoặc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng khơng được miễn trừ nghĩa vụ này. Do đó, nếu bên đương sự có
hậu quả của việc khơng chứng minh được hoặc chứng minh không đầy đủ. Hậu quả đó là, nếu họ là nguyên đơn sẽ bị bác yêu cầu, nếu là bị đơn sẽ bị xử thua kiện, sẽ phải chấp nhận các yêu cầu đã được chứng minh của nguyên đơn.
Pháp luật tố tụng dân sự đặt ra nghĩa vụ chứng minh cho đương sự vì quan hệ dân sự là quan hệ riêng tư của các bên, do các bên tự quyết định, tự giải quyết là chủ yếu và chỉ khi các bên không tự giải qút được thì họ cũng tự qút định có u cầu Nhà nước can thiệp, hỗ trợ hay không. Mặt khác, các bên đương sự là những người hiểu rõ vụ việc của mình nhất, biết rõ tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì và đang ở đâu. Do đó, khi các bên đã đưa việc tranh chấp của họ ra Toà án thì Toà án chỉ là trọng tài, giúp các bên giải quyết tranh chấp một cách khách quan và đúng pháp luật, chứ không thể làm thay, chứng minh thay cho đương sự.
Pháp luật tố tụng dân sự hiện nay đã giải quyết được những vấn đề cơ bản như sau:
o Quy định rõ về trách nhiệm thu thập chứng cứ của đương sự, Tòa án chỉ thực hiện việc thu thập chứng cứ trong trường hợp xét thấy cần thiết.
o Quy định rõ hậu quả của việc đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tịa án giải qút vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được.
o Ba là, quy định chặt chẽ về nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh; thủ tục cung cấp chứng cứ, chứng minh, trách nhiệm thu thập chứng cứ là nội dung trọng tâm. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác có liên quan hoặc thông báo cho đương sự khác về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án nếu các tài liệu, chứng cứ đó khơng thể sao gửi cho đương sự khác được. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ việc ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới cung cấp, giao nộp chứng cứ mà Tòa án đã u cầu giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Đối với chứng cứ mà trước đó Tịa án khơng u cầu đương sự phải giao nộp hoặc chứng cứ mà đương sự khơng thể biết được trong q trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên toà sơ thẩm hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.
2.4.4. Nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc bổ sung quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi Toà án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự rất có hiệu quả, có trường hợp ngay khi Toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì người có nghĩa vụ đã thực hiện ngay nghĩa vụ, vụ việc được giải quyết dứt điểm, đặc biệt phù hợp với vụ việc liên quan đến lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, giảm bớt nhiều thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm, việc áp dụng phù hợp với thực tế đảm bảo tính nhanh gọn, hiệu quả giải quyết tranh chấp, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức so với việc giải quyết vụ án dân sự, quy định pháp luật cho phép áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một biện pháp độc lập, tiền tố tụng, thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2.4.5. Nâng cao hiệu quả trong áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự
Việc áp dụng thủ tục rút gọn góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án, tạo cơ sở pháp lý để Tịa án xử lý hoặc giải qút nhanh chóng các vi phạm hoặc các tranh chấp phát sinh trong xã hội mà vẫn bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Việc áp dụng thủ tục rút gọn sẽ giảm nhẹ đáng kể thời gian, vật chất cho hoạt động tố tụng của Tịa án; giảm nhẹ đáng kể chi phí tố tụng, thời gian, công sức của các đương sự cho việc tham gia tố tụng tại Tòa án; Việc quy định về thủ tục rút gọn bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường sẽ tạo cơ hội cho người dân lựa chọn phương thức khởi kiện, tham gia và tiếp cận các hoạt động của Tòa án; Việc xử lý hoặc giải quyết nhanh chóng các vi phạm hoặc các tranh chấp, bất đồng nảy sinh trong xã hội sẽ góp phần ngăn chặn, hạn chế những tác động tiêu cực của vụ việc đó trong xã hội; góp phần ổn định xã hội.
❖ Quá trình thực hiện ngun tắc tranh tụng tại Tịa án tỉnh Cà Mau.
Đã qua tại Tòa án tỉnh Cà Mau cũng đã áp dụng nguyên tắc tranh tụng có hiệu quả cụ thể như vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại giữa Doanh nghiệp tư nhân Tố Tâm do bà Tô Tố Tâm làm chủ và Công ty tư nhân Hữu Thiện do ông Nguyễn Văn Thiện làm chủ với nội dung bà Tâm khởi kiện ơng Thiện địi số tiền 01 tỷ bà Tâm đã toán nhầm số tiền mua bán, đến ngày 27/10/2016 Tòa án thành phố Cà Mau đã xử tuyên chấp nhận yêu cầu của bà Tâm buộc ông Thiện phải trả số tiền trên dựa trên chứng cứ là giấy xác nhận của ông Thiện thể hiện thừa nhận bà Tâm có chuyển tiền nhầm lẫn do lượng hàng ơng cung cấp ít hơn số tiền bà Tâm thanh tốn nên đã thừa số tiền 01 tỷ đồng nhưng số tiền trên là do chị Nguyễn Thị Thắm em gái ông là người đã nhận. Nhưng sau đó phiên Tịa phúc thẩm luật sư và các
đương sự đã thực tốt quyền trah tụng của mình nên đã làm sáng tỏa được ngoài giao dịch mua bán của bà Tâm và ơng Thiện, bà Tâm cịn giao dịch mua bán khác với chị Thắm nên số tiền bà Tâm đã chuyển ghi là trả cho ông Thiện nhưng thực chất là số tiền đã chuyển trả cho chị Thắm và quá trình giao dịch mổi tuần các đương sự điều có kết tốn với nhau như vậy thì khoản 08 tháng bà Tâm mới phát hiện việc ông Thiện giao hàng là không đủ và bà đã thanh tốn thừa số tiền mới có phát sinh tranh chấp là được chấp nhận do tại khoản 1 Điều 318 Luật thương mại quy định thời hạn khiếu nại là 03 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hóa. Từ đó cho thấy chính việc Tịa sơ thẩm không thực hiện nguyên tắc tranh tụng nên đã không đưa ra được phán quyết đúng đắn.
Ngồi ra, Tịa án tỉnh Cà Mau cũng đã mở nhiều phiên Tòa rút kinh nghiệm trực tún thơng qua phiên Tịa này các thẩm phán cũng đã rút kinh nghiệm cho nhau những mặc còn hạn chế của phiên Tòa tranh tụng và cũng trao dồi thêm kỷ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên từ khi áp dụng bộ luật tố tụng mới đến nay thì vẫn cịn tồn tại nhiều trường hợp luật sư và đương sự khơng thực hiện trách nhiệm của mình trong nghĩa vụ chứng minh thì Tịa án vẩn phải làm thay.Hiện nay, vẩn còn trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án vẩn phải là người trực tiếp thu thập chứng cứ và trong xét hỏi vẫn giữ vai trị chính để làm sáng tỏa vụ án.
Chương 3: Nâng cao hiệu quả tranh tụng trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động chứng minh trong tố tụng tranh tụng tại Tòa án . Tòa án .
3.1.1. Hồn thiện cơ sở pháp lý về vai trị tranh tụng trong hoạt động chứng minh của đương sự. minh của đương sự.
✓ Thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong hoạt động chứng minh.
Pháp luật hiện nay vẫn quy định quyền tự định đoạt của đương sự trong hoạt động chứng minh mang tính chung chung thiếu cụ thể thành một nguyên tắc, thực tế chưa có những biện pháp cụ thể để bảo đảm hoạt động của đương sự, mang tính bị động và phụ thuộc quá nhiều vào Tòa án như trong việc thu thập chứng cứ của đương sự còn phụ thuộc nhiều vào Tòa án. Việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ của đương sự gần như không được quan tâm và chỉ thể hiện một cách hạn chế tại phiên tòa. Yếu tố lợi ích trong các tranh chấp kinh doanh, thương mại sẽ là động lực hình thành và phát triển tính chủ động, nhanh chóng của đương sự trong việc làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Khả năng của đương sự trong hoạt động chứng minh không chỉ làm giảm cơng việc của Tịa án mà nó cịn tạo ra tính tự chịu trách nhiệm từ phía đương sự. Đương sự chỉ có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình khi đảm bảo sự tự định đoạt, theo đó, các quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự do chính hành vi tố tụng của họ quyết định. Khi đương sự đưa ra yêu cầu mà thực hiện được đầy đủ, chính xác quyền và nghĩa vụ chứng minh của mình thì các quyền và lợi ích hợp pháp của họ sẽ được đảm bảo bằng phán qút của Tịa án. Khi họ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng đắn, đầy đủ nghĩa vụ này cũng đồng nghĩa là họ đã tự mang lại cho mình một hậu quả pháp lý bất lợi. Hoạt động chứng minh theo đó cũng phải đảm bảo được sự tự chủ của đương sự, Tịa án chỉ đóng vai trò hỗ trợ đương sự trong việc cung cấp, thu thập và thậm chí cả nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Tại phiên tòa các quyền tự định đoạt trong hoạt động chứng minh lại một lần nữa không được đảm bảo khi mà thủ tục thẩm vấn diễn ra phổ biến, khả năng tranh tụng của đương sự bị hạn chế do thiếu kinh nghiệm tố tụng và không được quan tâm… Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc phát huy vai trò trung tâm, quan trọng nhất của đương sự trong hoạt động chứng minh nói riêng và tồn bộ tiến trình tố tụng dân sự nói chung cần thiết nhất là phải đảm bảo được
quyền tự định đoạt của đương sự và tạo ra các cơ chế, biện pháp cụ thể để quyền này có thể thực hiện được một cách nhanh chóng, chính xác.
✓ Thực hiện quyền bình đẳng của đương sự trong hoạt động chứng minh
Trong hoạt động tố tụng dân sự, vai trò của đương sự là trung tâm và quyết định đến việc chứng minh của các chủ thể khác. Chủ thể của hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự rất đa dạng bao gồm các đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát, các bên đương sự là những cá nhân, cơ quan, tổ chức có địa vị pháp lý bình đẳng nên các biện pháp đưa ra để hồn thiện vai trị chứng minh của đương sự phải mang tính bình đẳng, nghĩa là khơng có bất cứ sự phân biệt nào về quyền và nghĩa vụ giữa các