Nghiên cứu của Bonfim & Kim (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đang niêm yết (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu luận văn

1.5. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các

1.5.2. Nghiên cứu của Bonfim & Kim (2011)

Kế thừa nghiên cứu của Aspachs & cộng sự (2005), Valla & Escorbiac (2006) và Lucchetta (2007) đã lần lượt tập trung vào một số yếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng ở Anh và ở châu Âu, từ đó đánh giá rủi ro thanh khoản. Đây là 02 bài nghiên cứu mang tính chất đổi mới các biến cũng như phạm vi nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính và thống kê số liệu.

So với những nghiên cứu trước, nghiên cứu của Bonfim Kim đã có một số thay đổi như tập trung nghiên cứu vào các ngân hàng ở châu u và Bắc Mỹ và chia thời kỳ nghiên cứu thành hai giai đoạn trước và trong khủng hoảng.

Các dữ liệu nghiên cứu trong giai đoạn từ 2002 đến 2009 được thu thập từ Bankscope với 2968 quan sát và gần một nửa số các quan sát từ các ngân hàng ở

Canada, Pháp, Đức, Italy, Hà Lan, Nga, Anh và Mỹ. Mơ hình sử dụng được thể hiện như sau:

Liqxit = α0 + αi + β1Capitalit – 1 + β2Banksizeit + β3Profitabilityit – 1 + β4Cost_incit – 1 + β5Lend_specit – 1 + β6(Liq – xit – 1) + it + εit

Các biến độc lập được đưa vào mơ hình bao gồm:

- Capital là tỷ lệ an tồn vốn cấp 1 được tính tốn theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu)

- Banksize là tỷ số được tính bằng log của tài sản (hay cịn gọi là quy mô ngân hàng)

- Profitability bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản - ROA và lãi suất biên ròng - Cost là tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Hay chi phí hiệu quả)

- Lend là tỷ lệ cho vay ròng trên tổng tài sản - Liq – x là những chỉ số thanh khoản khác.

Kết quả của bài nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khơng có mối quan hệ rõ ràng giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với quy mô ngân hàng, giữa rủi ro thanh khoản ngân hàng với ROA.

Ngoài ra, trong nghiên cứu này, Bonfim và Kim đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản, bên cạnh việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản cũng như rủi ro thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đang niêm yết (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)