6. Kết cấu luận văn
3.1. Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản
3.1.1. Cải thiện tỷ lệ nợ xấu
Hệ số hồi quy ước lượng của tỷ suất nợ xấu trong mơ hình có mối quan hệ tương quan thuận với rủi ro thanh khoản của NHTMCP Việt Nam đang niêm yết. Điều này có nghĩa khi tỷ suất nợ xấu càng cao thì rủi ro thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Thực tế tỷ suất nợ xấu thực sự có tác động xấu của đến rủi ro thanh khoản. Vì vậy, kiềm chế và xử lý nợ xấu là một trong những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết.
Việc gia tăng dư nợ tín dụng q cao mà khơng có tài sản đảm bảo đủ giá trị là tiềm tàng cho khủng hoảng nợ xấu. Lấy ví dụ từ nước Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, các ngân hàng đã cho vay nhiều hơn giá trị nhà đất của người vay đưa đi cầm cố, bất chấp những lời cảnh báo về sự không ổn định của nền kinh tế cũng như các dự báo về giá bất động sản tụt dốc, việc cho vay thế chấp sai lầm nói trên
đã khiến cho tài sản bong bóng của các ngân hàng tồn tại trong một thời gian dài và liên tục được thổi căng phồng lên. Việc khủng hoảng nợ xấu là không thể tránh khỏi.
Nợ xấu có xu hướng biến động cùng chiều với rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết, vì vậy, điều cần thiết là có cơ chế cho vay phù hợp nhằm kiểm sốt tăng trưởng tín dụng an tồn, điều này là cơ sở để giảm nợ xấu và tránh những cuộc khủng hoảng trong tương lai. Để xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng trong tương lai, các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết cần chủ động triển khai những giải pháp sau đây: