6. Kết cấu luận văn
2.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các Ngân
2.3.4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Biểu đồ 2.6: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết
ĐVT: lần
(Nguồn: Phụ lục 5) Giá trị trung bình của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thể hiện xu hướng biến động chung của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết.
Trước năm 2008, xu hướng tăng là xu hướng chính của 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết. Bắt đầu từ năm 2007 đến năm 2009, giá trị của ROA tăng hơn gấp đơi so với thời điểm năm 2002. Tính đến trước năm 2008, các ngân hàng TMCP có xu hướng gia tăng ROA với mục tiêu theo đuổi lợi nhuận. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là một lời cảnh báo việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận mà bỏ qua kiểm soát vấn đề rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Sau khủng hoảng, ROA có xu hướng điều chỉnh giảm do sự thay đổi trong chính sách hoạt động của NHTMCP cũng như NHNN, ngồi ra tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với năng lực quản trị yếu kém đã dẫn đến hàng loạt vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng trong năm 2012 và những năm sau.
0 0.002 0.004 0.006 0.008 0.01 0.012 0.014 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Sacombank là ngân hàng có tổng tài sản được khai thác hiệu quả nhất với ROA cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện trong năm 2007 với giá trị khoảng hơn 0.02 lần (2%) (Phụ lục 1 và dữ liệu mẫu thu thập). Trái ngược với Sacombank, NCB là ngân hàng có tổng tài sản được khai thác kém hiệu quả nhất với ROA thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu với giá trị khoảng hơn 0.0001 lần (0.1%) trong năm 2012 (Phụ lục 1 và dữ liệu mẫu thu thập). Có thể thấy được rằng mức ROA cao nhất không thuộc về các ngân hàng quốc doanh vì tổng tài sản của các ngân hàng này quá lớn, chính điều này khiến cho ROA của các ngân hàng này không cao bằng các NHTMCP khác trong khi lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng quốc doanh lại lớn hơn rất nhiều.