6. Kết cấu luận văn
3.1. Giải pháp gia tăng các nhân tố tích cực nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản
3.1.1.1. Quản lý chất lượng tín dụng
Để hạn chế nợ xấu, việc đầu tiên cần làm là nâng cao chất lượng tín dụng thơng qua việc triển khai các chính sách điều hành và hoạt động tín dụng an tồn, hiệu quả. Mở rộng tín dụng phải đi đôi với kiểm sốt chất lượng tín dụng. Kiên quyết khơng tăng trưởng tín dụng vào những ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, khách hàng yếu kém. Đảm bảo mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định là tiền đề để tạo ra những khoản tín dụng chất lượng. Ngay từ khâu bắt đầu cho vay, các ngân hàng cần chấp hành đúng quy trình tín dụng, tiến hành thẩm định tư cách khách hàng cũng như xem xét một cách kỹ lưỡng phương án vay của khách hàng. Đảm bảo việc thẩm định phương án vay của khách hàng phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của thị trường, tránh việc thẩm định chỉ dựa trên hồ sơ chứng từ khách hàng cung cấp.
Đối với những thời điểm khó khăn trong thanh khoản của ngân hàng, cần hạn chế việc cấp tín dụng theo hình thức tín chấp hoặc tài sản đảm bảo không đủ 100% để đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn và là một bài học đắt giá để các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết hoạch định chính sách.
Để đảm bảo có thể đưa ra kết quả định giá chính xác nhất, khi thẩm định giá trị tài sản đảm bảo các ngân hàng cần có bộ phận định giá độc lập, tránh để việc cán bộ quan hệ khách hàng tham gia vào việc định giá. Mặt khác, các ngân hàng cần
thường xuyên, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo để tránh tình trạng khi xảy ra nợ xấu không xử lý đủ tài sản đảm bảo thu hồi nợ.
Ngồi ra, cần đảm bảo tính pháp lý của các tài sản nhận thế chấp, cầm cố đảm bảo không xảy ra tranh chấp với các bên liên quan khi cần tiến hành khởi kiện để thu hồi nợ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng phải tiến hành trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định để khi xảy ra nợ xấu ngân hàng sẽ có nguồn để xử lý chuyển nợ ngoại bảng.
Một yếu tố quan trọng khơng kém chính là đạo đức của cán bộ ngân hàng. Khi quyền hạn đi kèm với lợi ích thì rủi ro là cực kỳ nghiêm trọng khi phát sinh. Ngoại trừ các nguyên nhân khách quan thì phần lớn nợ xấu xảy ra do cán bộ ngân hàng câu kết với khách hàng để làm hồ sơ giả. Đây là vấn đề cốt lõi các ngân hàng cần chú ý đến. Chỉ khi làm tốt công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ, việc hạn chế nợ xấu mới có thể được hồn thiện tốt nhất.