Giới thiệu các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đang niêm yết (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Giới thiệu các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam đang niêm yết

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Sau Pháp lệnh về NHNN Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các cơng ty tài chính được ra đời vào tháng 05 năm 1990, các NHTM đã được hình thành, đánh dấu việc chuyển đổi chức năng của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, chức năng trung gian tài chính được chuyển sang cho các NHTM.

Theo Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính 2015 được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố, số lượng các NHTMCP Việt Nam biến động rất mạnh, giảm từ con số 37 tổ chức vào năm 2011 về còn 34 tổ chức vào năm 2012, xuống 33 tổ chức trong năm 2013 và 2014. Tính đến cuối 2015, giảm mạnh về mức 28 tổ chức. Nguyên nhân của hiện tượng trên xuất phát từ hoạt động mua bán, sáp nhập sơi động giữa các tổ chức tín dụng, diễn ra trong năm 2015 - năm cuối thực hiện Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD theo Quyết định 254 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhằm nâng cao việc công khai minh bạch thông tin khi niêm yết trên TTCK giúp cho ngân hàng nhanh chóng phát hiện những khiếm khuyết, hạn chế và đồng thời thúc đẩy ngân hàng niêm yết hoàn thiện quản trị ngân hàng, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn niêm yết và tiệm cận với các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế, cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và NHNN thống nhất đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ chủ trương đưa các ngân hàng đại chúng lên giao dịch trên TTCK.

Theo Thơng tư 180/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng chưa niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCOM muộn nhất đến ngày 31.12.2016. Thơng tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2016 và thay thế Thông tư số

01/2015/TT-BTC ngày 05.01.2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khốn của cơng ty đại chúng chưa niêm yết.

Bảng 2.1: Các NHTMCP Việt Nam đang niêm yết tính đến cuối năm 2015

STT Mã CK Tên Ngân hàng Ngày GD đầu tiên

01 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

30.06.2009

02 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

16.07.2009

03 BID Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

24.01.2014

04 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)

12.07.2006

05 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)

21.11.2006

06 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

20.04.2009

07 EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

27.10.2009

08 NVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB)

13.09.2010

09 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBBank)

01.11.2011

(Nguồn: Trang thông tin điện tử tổng hợp từ HOSE, HNX và OPCOM) Tính đến cuối 2015, đã có 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết trên TTCK chia làm 02 nhóm. Trong đó nhóm thứ nhất có 03/04 ngân hàng quốc doanh Việt Nam đang niêm yết là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam

bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng. Chỉ cịn lại duy nhất Agribank do chưa cổ phần hóa nên chưa thực hiện niêm yết.

Nhóm thứ hai bao gồm 06 ngân hàng không xuất phát từ cổ phần hóa là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBbank).

2.1.2. Mạng lưới hoạt động

Hiện nay, các NHTMCP trong đó có cả 09 NHTMCP đang niêm yết vẫn đang đẩy mạnh việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu thơng qua việc mở rộng các chi nhánh và phòng giao dịch với phạm vi rộng. Các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Sacombank, … đã có mạng lưới bao phủ khắp các tỉnh thành cả nước. Ngoài ra, các ngân hàng như BIDV, Vietinbank, Sacombank, SHB và MB cũng đã tiến hành thành lập các ngân hàng tại nước ngoài nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức cơng bố Top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2015, trong đó có 07/09 NHTMCP đang niêm yết góp mặt bao gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gịn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MBbank).

Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay các NHTMCP vẫn chú trọng tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh ở các thành phố lớn và khu vực thành thị. Cũng chính bởi điều này đã dẫn đến tình trạng nơi thành thị thì tập trung quá nhiều các ngân hàng và chi nhánh trong khi nhu cầu của khu vực đã được khai thác hết dẫn

đến việc các ngân hàng cạnh tranh với nhau rất khốc liệt. Mặt khác, tại các vùng nông thôn, các ngân hàng vẫn chưa chú trọng phát triển gây mất cân bằng về việc cung cấp dịch vụ.

Theo báo cáo ngành ngân hàng Việt Nam của VPBS, tại thành phố Hồ Chí Minh cứ cách 1 km2 có một điểm hoạt động ngân hàng và đối với Hà Nội, con số này là 1.6 km2. Trong khi đó, bình qn của nước Việt Nam là 47.3 km2 mới có một ngân hàng hoạt động.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Giá trị trung bình của lợi nhuận sau thuế thể hiện xu hướng biến động chung của tình hình hoạt động kinh doanh của 09 NHTMCP đang niêm yết.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận sau thuế tại 09 NHTMCP Việt Nam đang niêm yết

ĐVT: ngàn tỷ đồng

(Nguồn: Phụ lục 5) Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của 09 NHTMCP đang niêm yết tăng trưởng tương đối ổn định trong giai đoạn 2001 – 2011. Tuy nhiên, sau khi bước sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế bình quân của các ngân hàng trên có xu hướng sụt giảm đáng kể. Nếu như năm 2011, lợi nhuận sau thuế bình quân của 09 NHTMCP đang niêm yết khoảng 2.750 ngàn tỷ đồng thì bước sang năm 2012 con số này khoảng 2.389 ngàn tỷ đồng và tiếp tục sụt giảm chỉ còn 2.345 ngàn tỷ đồng

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

vào năm 2013 (xem biểu đồ 2.1). Mặc dù vậy, lợi nhuận sau thuế bình qn của 09 NHTMCP đang niêm yết có dấu hiệu phục hồi từ giai đoạn 2013 – 2015 với giá trị năm 2015 khoảng 3.410 ngàn tỷ đồng cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu.

Năm 2013 đánh dấu sự sụt giảm trong lợi nhuận sau thuế của rất nhiều ngân hàng, điển hình như ACB năm 2011 đạt 3.208 ngàn tỷ đồng thì năm 2013 chỉ thu được 827 ngàn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, Eximbank thu được 3.039 ngàn tỷ đồng năm 2011 thì năm 2013 con số này chỉ là 659 ngàn tỷ đồng.

Trong 09 NHTMCP đang niêm yết thì NCB và SHB là 2 ngân hàng có tình hình kinh doanh thấp nhất, đặt biệt là NCB có lợi nhuận sau thuế thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu với giá trị khoảng hơn 2 ngàn tỷ đồng trong năm 2012 (Phụ lục 1 và dữ liệu mẫu thu thập).

Có thể thấy được rằng, chỉ có ba ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, Vietinbank và BIDV có mức lợi nhuận sau thuế trên 4.000 ngàn tỷ đồng, đặt biệt là Vietinbank có lợi nhuận sau thuế cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu, thể hiện trong năm 2011 với giá trị khoảng 6.259 ngàn tỷ đồng (Phụ lục 1 và dữ liệu mẫu thu thập) thì các ngân hàng cịn lại trong nhóm 09 NHTMCP đang niêm yết có lợi nhuận sau thuế khơng vượt q 3.000 ngàn tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của các ngân hàng xấu đi chủ yếu là do sự tăng trưởng quá nóng của thị trường bất động sản khiến cho các hoạt động cho vay tập trung vào lĩnh vực này trở nên vơ cùng khó khăn khi thị trường bất động sản bị đóng băng trong thời gian dài. Cùng với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các bất ổn của nền kinh tế vĩ mơ, tình hình chính trị bất ổn … đã khiến cho những yếu kém trong hoạt động của các ngân hàng càng trở nên nặng nề khi nợ xấu tăng cao, chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng … Tuy nhiên, thời gian gần đây NHNN đã có nhiều động thái can thiệp nhằm điều chỉnh thị trường, có thể kể đến như gói 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ thị trường bất động sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam đang niêm yết (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)