Tổng quan về các doanh nghiệp trang sức vàng thời trang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi mua sắm vàng bạc đá quý của khách hàng và phân khúc thị trường, trường hợp của công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận (Trang 32 - 36)

Nguồn: Dữ liệu nội bộ công ty

Thị trường trang sức vàng nói chung đạt tăng trưởng mạnh, hàng năm 10% giai đoạn 2012-2016. Trang sức vàng bao gồm cả trang sức vàng theo lượng và trang sức vàng thời trang. Khơng có số liệu cụ thể về cơ cấu, nhưng sau khi xem xét tình hình hoạt động của PNJ trong các năm qua, tác giả cho rằng lượng trang sức vàng thời trang bán ra tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với con số 10%/năm. PNJ

cũng đạt mức tăng trưởng hàng năm ấn tượng 29% về doanh thu bán lẻ trang sức vàng 2012-2016.

Thị trường trang sức vàng thời trang sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới với sự phát triển của tầng lớp trung lưu. BCG cho biết tâng lớp trung lưu - giàu có của Việt Nam (thu nhập trên 2.500USD/năm) dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm với tỉ lệ 14,3% từ 2016-2020 lên 33 triệu người, tức hơn 1/3 dân số.

Bên cạnh đó, thay đổi về cơ cấu dân số, khi thế hệ trẻ trở thành lao động trụ cột cũng giúp cho thị trường vàng có mức tăng trưởng. Hiện các thế hệ trung niên và lớn tuổi hơn nhìn chung vẫn thích trang sức vàng theo lượng hơn theo tập quán. Trong khi đó, “văn hóa vàng” trên khơng cịn phổ biến trong giới trẻ (30 tuổi trở xuống) vì tiêu chuẩn sống cao hơn nên địi hỏi các sản phẩm tinh tế hơn, ưa chuộng các sản phẩm hợp thời trang và có nhiều tài sản hơn, khiến việc tích trữ tài sản khơng cịn là mục đích quan trọng khi mua trang sức. Nói cách khác, các thế hệ trẻ có xu hướng xem trang sức vàng thuần túy là hàng tiêu dùng, thay vì vừa để trang sức vừa tích trữ tài sản. Việc giới trẻ Việt Nam (tuổi trung bình 30) trở thành lao động trụ cột và đơ thị hóa ngày càng mở rộng (0,5-1%/năm từ tỷ lệ đơ thị hóa 34% hiện nay) sẽ hỗ trợ triển vọng tăng trưởng dài hạn của ngành trang sức thời trang.

3.2. Phân tích về các cơng ty trong nhóm trang sức vàng thời trang

3.2.1. Mạng lưới cửa hàng

PNJ dự kiến sẽ bỏ xa các đối thủ hơn nữa với kế hoạch mở thêm 45-50 cửa hàng/năm. Từ 2012 đến nay, trung bình mỗi năm PNJ mở thêm 20 cửa hàng và tính đến Quý 2/2018, có tổng cộng 300 cửa hàng. Nhận thấy vẫn còn tiềm năng tiếp tục tăng trưởng và huy động thành công vốn trong thời gian qua, PNJ dự kiến đến năm 2022 sẽ có tổng cộng 500 cửa hàng, nghĩa là mối năm sẽ mở thêm 45 cửa hàng. Các cửa hàng mới chủ yếu sẽ tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà

ý khác là PNJ có mạng lưới cửa hàng khá đồng đều tại các tỉnh thành. Đến nay, công ty đã có cửa hàng tại 43 trong số 63 tỉnh thành. Mặc dù thị trường TP HCM vẫn cho thấy sức mua lớn và chưa có dấu hiệu bão hịa khi đóng góp 57% doanh thu vàng và 48% doanh thu bạc. Tuy nhiên, các cửa hàng phía Bắc chưa đạt hiệu quả cao khi chỉ đóng góp 8% doanh thu vàng và 19% doanh thu bạc. TP HCM chiếm 42% số cửa hàng và Hà Nội chiếm 18% số cửa hàng của PNJ trên tồn quốc.

Hình 3.3: Cơ cấu doanh thu của PNJ

DOJI và SJC cũng đẩy mạnh tốc độ mở cửa hàng, nhưng vẫn chậm hơn nhiều so với PNJ. Cả hai công ty đều tỏ ra đẩy mạnh tốc độ mở cửa hàng trong thời gian qua. DOJI mở 6 cửa hàng mới trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi cả năm 2017 chỉ mở 4 cửa hàng và các năm 2015 và 2016 chỉ mở 2 cửa hàng/năm. Trong khi đó, SJC từ đầu năm đến nay mở thêm 7 cửa hàng sau khi mở 9 cửa hàng năm 2018. DOJI và SJC trong những năm qua đã tập trung vào các thành phố lớn ngoài Hà Nội và TP. HCM như Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ.

PRECITA sau khi mở cửa hàng đầu tiên tháng 05/2017, tính đến Quý 3/2017, PRECITA đã có tổng cộng 10 cửa hàng. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có 106 cửa hàng. Hiện tất cả cửa hàng của PRECITA đều ở TP. HCM nhưng dự kiến sẽ mở rộng mạng lưới ra toàn quốc.

3.2.2. Lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng

PNJ có lượng khách thăm cửa hàng cao hơn nhiều so với các đối thủ (Bảng 3.3). Một số cửa hàng của PNJ nằm ngay cạnh cửa hàng của đối thủ. Tuy nhiên, lượng khách thăm cửa hàng PNJ nhiều hơn hẳn trong thời gian tác giả thực hiện khảo sát.

Lượng khách vào thăm SJC cao nhưng bao gồm cả khách hàng mua vàng miếng. Các cửa hàng SJC chỉ hoạt động trong giờ hành chính nên hạn chế lượng khách hàng tiềm năng đối với trang sức vàng thời trang. Nhân viên cửa hàng cho biết lượng khách cao nhất vào buổi sáng và đầu giờ chiều, khi khách hàng đến để giao dịch vàng miếng. Như vậy, tuy SJC tỏ ra có lượng khách vào thăm cao hơn so với các cửa hàng tương tự (DOJI, Ngày 2, và Cụm 3) nhưng trên thực tế, khách hàng không mua trang sức vàng thời trang mà mua vàng miếng.

Vì chỉ mới xuất hiện trên thị trường nên PRECITA có lượng khách thấp nhất. Trong ngày tác giả thực hiện khảo sát, không thấy khách nào khi thăm cửa hàng PRECITA. Tuy nhiên, như tác giả đã trình bày, PRECITA hiện là một thương hiệu khá trẻ trong khi các cửa hàng trang sức vàng thường cần 18-24 tháng mới ổn định về doanh số nên việc cửa hàng của PRECITA khơng có lượng khách ghé thăm cũng là điều có thể giải thích được.

Phần lớn khách hàng trong độ tuổi 24-45. Điều này cho thấy triển vọng của ngành trang sức vàng Việt Nam khả quan nhờ dân số trẻ và thu nhập tăng mạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hành vi mua sắm vàng bạc đá quý của khách hàng và phân khúc thị trường, trường hợp của công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)