Tần số Tỷ lệ % Không 33 22.0 Có 46 30.7 Nhiều khả năng là có 53 35.3 Chắc chắn là có 18 12.0 Tổng cộng 150 100.0
Nguồn: Phân tích thống kê SPSS
Biểu đồ 4-5. Khả năng khách hàng đưa ra những nhận định tích cực về PRC trong tương lai nhận định tích cực về PRC trong tương lai
Đây cũng là một thơng tin mang tính khá tích cực về hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng. Khách hàng đưa ra những nhận định tích cực về doanh nghiệp cho đối tác, bạn bè, người thân chứng tỏ giữa PRC và khách hàng đã xuất hiện sự tin tưởng và thiện cảm, đây cũng là một nhân tố mà PRC cần tập trung khai thác nhằm nâng cao hơn nữa lòng trung thành của khách hàng.
4.2. Đánh giá thang đo
Khi tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, một trong những đặc tính quan trọng và thường được chọn làm cơ sở để đánh giá là tính nhất quán nội tại của thang đo lường, hay chúng ta còn gọi là hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach 1951). Theo (Nguyễn 2013), trong nghiên cứu nên tiến hành đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm điều chỉnh và tinh giản những biến quan sát không phù hợp ra khỏi thang đo (Nguyễn 2013).
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo - phân tích Cronbach’s Alpha
Trong nghiên cứu định lượng, việc đo lường và phân tích một nhân tố được xem là một q trình phức tạp và địi hỏi kỹ thuật phân tích cao. Đơi khi có những nhân tố chúng ta phải đưa ra một loạt những câu hỏi quan sát để đánh giá thay vì chỉ thơng qua một câu hỏi quan sát.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tập hợp những biến quan sát này cũng đều phản ảnh chung một nhân tố. chính vì vậy cần có những kỹ thuật nhằm đánh giá và điều chỉnh hệ thống thang đo, giúp loại bỏ những nhân tố không thật sự cần thiết ra khỏi thang đo. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả sử dụng hai phương pháp phổ biến nhất trong đánh giá độ tin cậy của thang đo là Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.
Cronbach’s Anpha là hệ số thường được dùng để đánh gía độ tin cậy của một biến tổng hợp dựa trên cơ sở phân tích nhiều biến đơn. Hay nói cách khác, đây là kỹ thuật nhằm đánh giá tính nhất quán của thang đo lường .Để tiến hành tính tốn hệ số Cronbach đối với thang đo khái niệm thì ít nhất phải có từ 03 biến đo lường trở lên (Nguyễn 2013).
Hình 4-1. Quy trình đánh giá độ tin cậy của thang đo
Nguồn: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh (Nguyễn 2013) Theo lý thuyết kiểm định Cronbach’s Alpha, những nhóm biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng biến tổng nhỏ hơn 0.3 cần được loại bỏ ra khỏi thang đo. Một thang đo được xem là có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s alpha nằm trong khoảng từ 0.75 đến 0.95, trong khi đó nếu hệ số α ≥ 0.60 thì độ tin cậy của thang đo có thể
chấp nhận được (Nunnally & Bernstein 1994).
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s alpha đối với 02 thang đo riêng biệt đối với: tập hợp 05 biến độc lập và biến phụ thuộc lòng trung thành của khách hàng.