Chương 2 : Thực trạng về Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại Cà Mau
2.2. Thực trạng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở Cà Mau
2.2.3. Thực trạng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại tỉnh Cà Mau
Để khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, tỉnh Cà Mau đã đầu tư nhiều tàu thuyền và được trang bị các thiết bị hiện đại như máy định vị, tầm ngư… Cơ sở hạ
tầng cho nghề khai thác biển được tỉnh tập trung đầu tư xây dựng như Cảng cá Cà Mau, Cảng cá sơng Ơng Đốc, Cảng cá Hòn Khoai và nhiều khu neo đậu đậu, trú bão cho các tàu thuyền.
Để phát triển ngành thủy sản theo hướng hội nhập quốc tế, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để đổi mới công nghệ, mua sắm thiết bị và nâng cấp nhà xưởng. Tổng công suất thiết kế đạt trên 150.000 tấn thành phẩm/năm. Hiện nay, công nghệ chế biến thủy sản ở Cà Mau đã ngang tầm với nhiều quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng chế biến ngày đa dạng, phong phú, chất lượng không ngừng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Úc và EU... Năm 2016, Cà Mau có 34 nhà máy chế biến thủy sản, công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 01 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước, giải quyết việc làm cho 300.000 người.
Đồng thời, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn các hình thức, hành vi khai thác mang tính huỷ diệt, tận diệt, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Hiện tại lực lượng thanh tra chuyên ngành thuỷ sản đã hoàn chỉnh về mặt tổ chức, công cụ, phương tiện... đảm bảo sẽ kiểm sốt được tồn bộ vùng biển của tỉnh. Thơng qua đó, phối hợp với Kiểm ngư Vùng 5, tuần tra, kiểm soát trên tuyến khơi, phối hợp với lực lượng cảnh sát biển, hải quân, tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát vùng biên giới để ngăn tàu cá nước ngoài vi phạm vùng biển Cà Mau cũng như tàu cá của Cà Mau vi phạm vùng biển nước ngồi.
Song song với đó, tỉnh đẩy mạnh thực hiện các cơng trình, dự án nhằm bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản của tỉnh. Các dự án Chi cục Thuỷ sản đang triển khai trong năm như: Dự án Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Dự án Xây dựng mơ hình tổ chức sản xuất gắn với quản lý cộng đồng để bảo vệ nguồn lợi và tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân thơng qua hình thức khuyến ngư. Trong đó, có việc triển khai mơ hình khai thác nghề lưới ghẹ tại xã Tân Hải, huyện Phú Tân, triển khai mơ hình khai thác và ươm cá kèo giống tại xã Nguyễn Huân, huyện Ðầm Dơi.
Ngồi ra, tỉnh cịn phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ chuyển giao quy trình sinh sản giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá dầy tại xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời. Phối hợp với Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam chuyển giao
quy trình sinh sản giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá mú tại xã Viên An, huyện Ngọc Hiển.
* Nhận xét, đánh giá :
Về hoạt động khai thác thủy sản
Với ngư trường rộng hơn 80 nghìn km2, vào thời điểm mùa vụ, ngồi số tàu của tỉnh, cịn có từ 10 đến 15 nghìn phương tiện của tỉnh ngồi vào khai thác thường xuyên trên vùng biển Cà Mau. Với số lượng phương tiện như vậy, vùng biển Cà Mau trở nên quá chật hẹp và việc áp dụng đa dạng nghề khai thác đã làm cho sản lượng, chất lượng sản phẩm ngày càng giảm. Đó là chưa kể đến các phương tiện đóng đáy, đẩy te, đăng, đó... trên sơng và các cửa biển đang ngày đêm vét cạn nguồn lợi thủy sản ven bờ. Mặc dù UBND tỉnh Cà Mau đã ban hành quyết định nghiêm cấm khai thác thủy sản ven bờ đối với các nghề gây sát hại, làm tận diệt tôm, cá. Việc cấm này được triển khai trong vùng biển có độ sâu từ năm đến bảy mét nước bảo vệ bãi sinh sản, vùng sinh trưởng của các giống, loài thủy sản. Tuy nhiên, đến nay, nghề khai thác ven bờ xem ra vẫn không giảm, ngược lại đang có chiều hướng tăng. Hiện tồn tỉnh Cà Mau cịn gần 1.500 tàu có cơng suất máy từ 20 CV trở lại; trong đó chỉ 40% được các địa phương ven biển quản lý; số cịn lại khơng đăng ký và thường xuyên lén lút hoạt động với các nghề cấm khai thác.
Bờ biển Cà Mau dài hơn 250 km, gần 100 cửa biển, sông, kênh rạch nhỏ chằng chịt thông ra biển; dụng cụ đánh bắt cào mé, xiệp, te, lưới vây, sử dụng xung điện khai thác khá đơn giản, gọn nhẹ cho nên khi đang hành nghề trái phép tuyến bờ mà bị tàu của đội kiểm ngư kiểm tra thì việc vứt bỏ số cơng cụ này xuống biển và trốn chạy vào các kênh rạch là việc khơng mấy khó khăn.
Thời gian qua, việc tiến hành kiểm tra trên biển và thu giữ công cụ hành nghề trái phép đã không ít lần xảy ra tình trạng ngư dân chống đối lực lượng kiểm ngư đang làm nhiệm vụ. Cà Mau có 21 xã nằm dọc theo tuyến ven biển và các phương tiện vi phạm hành nghề cấm khai thác vẫn còn nhiều. Hầu hết các địa phương này đã tuyên truyền, phổ biến chủ trương BVNLTS, nhưng làm chưa triệt để; phối hợp chiếu lệ và trông chờ vào lực lượng kiểm ngư là chủ yếu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong việc thực thi pháp BVNLTS của tỉnh. Qua số liệu khảo sát, điều tra, đánh giá như sau21:
Nhu cầu chuyển đổi ngành nghề:
Qua điều tra về tình hình kinh tế - xã hội, hiện trạng khai thác và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ ngư dân khai thác hải sản ven bờ tỉnh Cà Mau của 591 hộ có phương tiện khai thác hải sản ven bờ trong đó có 250 phương tiện làm các nghề te, đáy, lưới kéo, lú có nhu cầu chuyển đổi nghề. Cơ cấu các nghề chuyển đổi được thể hiện Bảng 2.3 dưới đây:
Bảng 2.3: Nhu cầu chuyển đổi nghề theo nguyện vọng của ngư dân22
TT Đơn vị Nghề
hiện tại
Số lượng
Nghề cần chuyển đổi theo nguyện vọng người dân
NTTS Chăn
nuôi
Nông
nghiệp Câu lưới rê
Ốc mực
I Huyện Đầm Dơi 9 9
01 Tân Thuận Lú 2 2
02 Nguyễn Huân Lưới kéo 4 4
Đáy 3 3
II Huyện Năm Căn 9 9
01 Tam Giang Đông Cào 4 4
Lú 2 2
02 Tam Giang Lú 3 3
III Huyện U Minh 54 20 11 3 20
01 Khánh Hội Te 35 14 8 1 12 Đáy 2 1 1 Lưới kéo 5 1 1 3 Lú 1 1 02 Khánh Tiến Te 2 2 Lưới kéo 5 2 3 Lú 3 2 1 03 Khánh Lâm Te 1 1 IV Trần Văn Thời 87 33 5 49 01 Phong Điền Te 22 19 1 2 Đáy 2 2 Lú 1 1 02 Sông Đốc Te 6 1 5 Đáy 4 4 Lú 1 1 03 Khánh Bình Tây Te 11 3 8
Lú 4 4 04 KBT Bắc Te 6 3 3 Lú 12 12 05 Khánh Hải Te 10 3 4 3 Lưới kéo 2 1 1 Lú 6 1 5 V Huyện Ngọc Hiển 17 2 15
01 Tam Giang Tây Lưới kéo 3 2 1
Lú 11 11 02 Đất Mũi Te 1 1 Đáy 1 1 03 Tân Ân Lú 1 1 VI Huyện Phú Tân 74 19 12 3 39 1 01 Cái Đôi Vàm Te 31 1 5 25 Lưới kéo 5 2 3 02 Phú Tân Te 6 3 3 Lú 1 1 03 Tân Hải Te 22 9 6 1 5 1 Lú 1 1 04 Rạch Chèo Lú 1 1
05 Nguyễn Việt Khái Đáy 7 5 2
Tổng 250 19 67 11 11 141 1
Nhu cầu nâng cấp phương tiện:
Tập trung vào các hộ làm nghề khai thác thủy sản ven bờ ít sát hại nguồn lợi thủy sản (lưới rê, câu, lưới rùng…). Tuy nhiên phương tiện của những nghề này đều có trọng tải nhỏ, xuống cấp, các trang thiết bị phục vụ cho việc khai thác và đánh bắt cịn thiếu nên khơng đảm bảo tính an tồn và hiệu quả trong sản xuất do sự biến động thất thường của thời tiết hiện nay. Do đó để hoạt động khai thác có hiệu quả hơn nữa thì ngư dân cần phải nâng cấp phương tiện, đầu tư thêm các trang thiết bị máy móc, ngư cụ… và theo đó phải cần nguồn vốn rất lớn, trong khi đó hầu hết ngư dân điều có cuộc sống khó khăn, vì vậy đa số các hộ này điều có nhu cầu vay vốn của Nhà nước để đầu tư cho nghề.
Theo số liệu điều tra đã thống kê có 341 phương tiện (chiếm 39%) cần được sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cấp phương tiện, máy móc và ngư cụ để hoạt động khai thác thủy sản xa bờ theo Bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Nhu cầu nâng cấp phương tiện, máy, ngư cụ23
TT Đơn vị Số lượng
(Phương tiện) Nghề hoạt động Ghi chú
I Huyện Đầm Dơi 6
01 Tân Thuận 2 Lưới rê
02 Nguyễn Huân 3 Lưới rê
1 Câu mồi
II Huyện Năm Căn 1
01 Tam Giang Đông 1 Câu mực
III Huyện U Minh 133
01 Khánh Hội 14 Câu mực 14 Lưới rê 02 Khánh Tiến 1 Câu mực 70 Lưới rê 3 Lưới rùng 03 Khánh Lâm 19 Câu mực 6 Lưới rê 04 Khánh Hòa 2 Câu mực 4 Lưới rê IV Trần Văn Thời 85
01 Sông Đốc 5 Lưới rê
4 Lưới rùng
02 Khánh Bình Tây
1 Câu mực
15 Lưới rê
13 Lưới rùng
03 Khánh Bình Tây Bắc 25 Lưới rê
2 Câu mực
04 Khánh Hải 20 Lưới rê
V Huyện Ngọc Hiển 28
01 Tam Giang Tây 6 Lưới rê
02 Đất Mũi 1 Câu kiều
13 Lưới rê
03 Tân Ân 2 Câu mồi
4 Lưới rê
04 Rạch Gốc 2 Lưới rê
VI Huyện Phú Tân 88
01 Cái Đôi Vàm
18 Câu mồi
3 Câu mực
13 Lưới rê
02 Phú Tân 10 Lưới rê
03 Tân Hải 8 Câu kiều, mồi
21 Lưới rê
04 Rạch Chèo 15 Lưới rê
Tổng 341
Tại điểm 3, khoản 3.2, mục 3 của Thông tư 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ NN&PTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông quy định mức hỗ trợ xây dựng các mơ hình trình diễn về khuyến nơng quy định “không hỗ trợ võ tàu,
máy tàu cho mơ hình khai thác và bảo quản sản phẩm trên biển gần bờ”. Do đó nhu
cầu hỗ trợ nâng cấp phương tiện và máy tàu sẽ không áp dụng được.
Ngư trường và nguồn lợi thủy sản thay đổi là một trong các nguyên nhân tạo ra tính đa dạng nghề khai thác hải sản trên các vùng biển nói chung và vùng biển ven bờ nói riêng. Qua điều tra thực tế các phương tiện khai thác hải sản ven bờ nghề khai thác hải sản được chia làm các nghề: Lưới rê, lưới rùng, câu, lú quế, đáy biển, lưới kéo và te. Đa số các phương tiện làm nghề khai thác sát hại nguồn lợi thủy sản thường kiêm nghề (01 hộ/phương tiện có thể làm từ 02 – 03 nghề). Chẳng hạn đối với hộ làm nghề te thì có thể thêm nghề lú và lưới, do mùa chính của các nghề này khơng trùng nhau. Vì vậy ngư cụ cũng thay đổi theo từng mùa tùy thuộc vào khả năng chủ phương tiện, sự đa dạng ngư cụ đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề cá. Tuy nhiên, sự đa dạng không theo một định hướng nào, ngư dân sẵn sàng chuyển đổi nghề hoặc thay đổi nghề theo mùa vụ, nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của ngành chức năng; ảnh hưởng đến nghề khai thác cũng như việc xây dựng các chính sách hỗ trợ cho ngư dân và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay.
Về thực trạng ơ nhiễm nguồn nước
Ơ nhiễm môi trường nhất là ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Cà Mau. Theo Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cà Mau, nước thải các loại không qua xử lý khoảng 30.000 m3/ngày thải trực tiếp xuống các sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề trên
khắp địa bàn tỉnh. Tiếp đến, sông rạch Cà Mau mỗi năm phải tiếp nhận, hứng chịu hơn 250 triệu m3 bùn đất từ việc cải tạo ao đầm ni tơm, dẫn đến tình trạng làm gia tăng độ đục, ô nhiễm nguồn nước và tốc độ bồi lắng trên nhiều tuyến kênh rạch. Các chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ vẫn đang tư do xả thải ra các sơng ngịi. Cơng nghệ xử lý, tái chế đầu vỏ tôm với công suất 100 tấn/ngày chưa đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước.
Môi trường nước và hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng thủy sản hiện biến đổi gây suy thoái, thiệt hại nặng nề. Cà Mau là vùng tập trung nhiều các loại đất phèn tiềm tàng. Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kinh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi mùa thu hoạch làm cho đất phèn tiềm ẩn bị tác động bởi q trình ơxy hóa sẽ diễn ra quá trình lan truyền phèn rất mãnh liệt làm giảm độ pH trong nước, gây ô nhiễm và dịch bệnh cho tôm cá trong nuôi trồng.
Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước biển bị biến đổi. Chấy lượng nước trong các ao nuôi thủy sản ven biển, đặc biệt là trong các mơ hình ni cơng nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+ và chỉ số vi sinh Coliform đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sơng ngịi, đổ ra biển. Số liệu quan trắc môi trường trên sông rạch Cà Mau cũng đã cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường nước sông rạch ở Cà Mau là rất lớn. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra ơ nhiễm nguồn nước, gây khó khăn trong việc BVNLTS của tỉnh.