6. Kết cấu của luận văn
1.5. Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợ
tại các ngân hàng thương mại
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại và đây được xem là vấn đề quan trọng của nhiều ngân hàng thương mại. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM trước hết là các nhân tố bên trong ngân hàng, kế đến là các nhân tố vĩ mơ bên ngồi.
1.5.1 Nghiên cứu của Panayiotis P.Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis và Mathaios D.Delis (2005) Mathaios D.Delis (2005)
Nghiên cứu đã kiểm tra các yếu tố tài chính, chỉ số ngành và chỉ số kinh tế vĩ mô tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Hy Lạp trong giai đoạn 1985-2001. Các tác giả đã sử dụng biến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng. Các biến độc lập thì được chia thành 3 nhóm. Nhóm các chỉ số tài chính của từng ngân hàng như vốn ngân hàng, rủi ro tín dụng, tăng trưởng năng suất, quản lý chi phí hoạt động và quy mơ ngân hàng. Nhóm chỉ số ngành ngân hàng gồm quyền
sở hữu (ownership) và sự tập trung (concentration). Nhóm các chỉ số nền kinh tế vĩ mô gồm chỉ số lạm phát và chỉ số chu kỳ sản lượng (cyclical output). Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn ngân hàng và tăng trưởng năng suất có mối tương quan thuận với lợi nhuận của ngân hàng, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê. Tiếp theo rủi ro tín dụng và quản lý chi phí hoạt động có mối tương quan nghịch với lợi nhuận. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng khơng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận ngân hàng. Nhóm chỉ số ngành như biến quyền sở hữu và sự tập trung ảnh hưởng không đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhóm các chỉ số ngành kinh tế vĩ mô gồm chỉ số lạm phát và chu kỳ sản lượng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng.
1.5.2 Nghiên cứu của Kosmidou, Pasiouras và Tsaklanganos (2007)
Nghiên cứu xem xét các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận của các ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài giai đoạn 1995- 2001. Tác giả sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA). Các biến độc lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng là các chỉ số hoạt động của ngân hàng như cho vay khách hàng, tính thanh khoản, vốn chủ sở hữu, quản lý chi phí hoạt động và quy mô ngân hàng. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô cũng được sử dụng như vốn hóa thị trường chứng khốn và thị phần. Dữ liệu được phân tích là 19 chi nhánh ngân hàng Hy Lạp hoạt động tại 11 quốc gia trong giai đoạn 1995 đến 2001, gồm 92 mẫu quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mơ ngân hàng có mối tương quan thuận đến lợi nhuận ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các kết hợp của các biến có thể giải thích nhiều hơn đối với lợi nhuận ngân hàng Hy Lạp hoạt động ở nước ngoài.
1.5.3 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza và Khalid Zaman (2011)
Nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại Pakistan. Các tác giả dùng dữ liệu bảng của 15 NHTM ở Pakistan trong giai đoạn 2005-2009. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (thông qua tổng tài sản), tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng
tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan nghịch đối với ROA, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với ROA.
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với ROE, các biến tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL), vốn hóa thị trường (MC) có tương quan nghịch đối với ROE.
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất lãi cận biên (NIM): tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOAN), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tương quan thuận với NIM, các biến tổng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL), tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) có tương quan nghịch đối với NIM.
1.5.4 Nghiên cứu của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013)
Nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại của Malaysia, trong giai đoạn 2003 đến năm 2009. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình hồi quy để nghiên cứu sự tác động của các yếu tố như: quy mô ngân hàng (SIZE), quy mô vốn chủ sở hữu (EA), rủi ro tín dụng (LLR) , hiệu quả quản lý (COSR), tính thanh khoản (LIQ), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi cận biên (NIM).
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA): rủi ro tín dụng (LLR), hiệu quả quản lý (COSR) có tương quan nghịch đối với ROA, quy mơ vốn chủ sở hữu (EA), tính thanh khoản (LIQ) có tương quan thuận với ROA.
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): quy mô ngân hàng (SIZE) có tương quan thuận với ROE.
Kết quả của nghiên cứu đối với tỷ suất lãi cận biên (NIM): hiệu quả quản lý (COSR) có tương quan thuận với NIM, rủi ro tín dụng (LLR), tính thanh khoản (LIQ) có tương quan nghịch đối với NIM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về tỷ suất sinh lợi tại NHTM trong đó ba chỉ tiêu phổ biến nhất đó là tỷ suất sinh lợi trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Bên cạnh đó, chương 1 cịn cung cấp các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM trên thế giới. Dựa trên cơ sở lý luận của chương 1, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam được trình bày trong chương 2.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM