6. Kết cấu của luận văn
2.5 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam
2.5.1 Quy mô ngân hàng (SIZE)
Quy mô tài sản ngân hàng (SIZE) đại diện cho quy mơ ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều với mức độ vừa phải với 0,27% đến ROA và 3,67% tới ROE ở mức ý nghĩa 5%. Sự tương quan trái chiều cho thấy tính phi kinh tế vì quy mơ. Mối tương quan âm chỉ ra rằng càng mở rộng quy mơ thì lợi nhuận càng giảm. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Sehrish Gul và cộng sự (2011). Việc mở rộng mạng lưới làm chi phí tăng cao, ngân hàng gặp khó khăn hơn trong vấn đề quản lý và giám sát. Sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực khơng theo kịp sự phát triển của quy mơ có thể tạo ra nhiều rủi ro hơn và làm giảm lợi nhuận ngân hàng.
2.5.2 Vốn chủ sở hữu (CA)
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng khơng cụ thể, có hướng tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu cho thấy biến vốn chủ sở hữu (CA) đều khơng có ý nghĩa thống kê với ROA, ROE và NIM.
2.5.3 Cho vay khách hàng (LA)
Kết quả hồi quy cho thấy quy mô dư nợ cho vay (LA) có ảnh hưởng cùng chiều với ROA, ROE và NIM nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê.
2.5.4 Tiền gửi của khách hàng (DP)
Trong nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của ngân hàng tại Pakistan tiền gửi khách hàng có mối tương quan thuận với ROA, ROE nhưng có mối tương
quan nghịch với ROCE, khơng có ý nghĩa thống kê với NIM. Tuy nhiên, theo kết quả từ nghiên cứu của đề tài cho thấy biến tiền gửi khách hàng (DP) có tương quan nghịch 1,35% với NIM với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, VietinBank chưa sử dụng hiệu quả nguồn tiền gửi huy động để phục vụ kinh doanh. Nguyên nhân do nền kinh tế gặp khó khăn, VietinBank thực hiện nhiều chương trình ưu đãi lãi suất cho các lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
2.5.5 Hiệu quả quản lý (COSR)
Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động có mối tương quan âm với ROA và ROE. Mối tương quan âm này chỉ ra rằng, chi phí hoạt động của ngân hàng càng tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng giảm và ngược lại, ngân hàng càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận tạo ra sẽ càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Panayiotis P.Athanasoglos và cộng sự (2005). Hệ số hồi quy của biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROA và ROE. Điều đó có nghĩa là khi giảm 1% COSR sẽ làm gia tăng 0,912% ROA, 12,12% ROE và ngược lại.
2.5.6 Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (LLP)
Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi với mức độ ảnh hưởng là 43,16% đối với ROA và 6,2 đối với ROE nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê với NIM. Ảnh hưởng của chi phí dự phịng như là một phần rủi ro tín dụng lên tỷ suất sinh lợi và ảnh hưởng này mang tính tiêu cực. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005). Điều này chỉ ra rằng VietinBank cần tập trung nhiều hơn trong việc quản lý rủi ro tín dụng, rà sốt lại các hoạt động cho vay, cập nhật và bổ sung các điều khoản trong quy trình thẩm định tín dụng khách hàng để làm giảm chi phí dự phịng rủi ro tín dụng giúp lợi nhuận VietinBank tăng cao.
2.5.7 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Kết quả hồi quy cho thấy tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có ảnh hưởng cùng chiều với ROA, ROE và ảnh hưởng trái chiều với NIM nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê.
2.5.8 Lạm phát (INF)
Lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều với ROA, ROE và NIM phù hợp với kỳ vọng dấu với mức độ ảnh hưởng là 0,734% đối với ROA, 12,89% đối với ROE và 1,71% đối với NIM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát càng cao thì lợi nhuận của ngân hàng càng tăng. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của Sehrish Gul và cộng sự (2011). Thực tế cho thấy khi lạm phát tăng, ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất cấp tín dụng cao hơn mức lãi suất tiền gửi và xu hướng này làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, trong giai đoạn căng thẳng thanh khoản, ngân hàng còn cho vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất rất cao và điều này mang lại một khoản thu nhập lãi tăng mạnh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung vào phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và tỷ suất sinh lợi tại VietinBank. Kết quả cho thấy VietinBank hiện đang là một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với số vốn chủ sở hữu lớn, luôn tăng trưởng về quy mô và hiệu quả hoạt động qua các năm. Từ dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của VietinBank trong giai đoạn 2009 – 2015, chương 2 đã trình bày kết quả nghiên cứu thơng qua thống kê mơ tả các biến, phân tích tương quan, đưa ra mơ hình lựa chọn và kiểm định các giả thiết của mơ hình và kết quả nghiên cứu. Đồng thời, đã phân tích nhằm giải thích tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Đây là cơ sở giải pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lợi của VietinBank trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG