Đánh giá hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN tỉnh Long An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, đánh giá và gợi ý cho địa bàn tỉnh long an (Trang 66 - 69)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ

4.2.4. Đánh giá hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN tỉnh Long An

4.2.4.1. Những kết quả đạt được

Tỉnh Long An đã tập trung ưu tiên đến 68,2% tổng chi ĐTPT để đầu tư theo các lĩnh vực trọng điểm của tỉnh (kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị; y tế, giáo dục, văn hóa xã hội). Phần lớn (70,0%) các cơng trình quan trọng về giao thơng, thủy lợi, điện, nước, bưu chính viễn thơng, các thiết chế văn hóa du lịch, giáo dục đào tạo, y tế chuyên sâu, thể dục thể thao... đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An có những điểm tích cực như:

Thứ nhất, góp phần tăng cường tính pháp lý, tính minh bạch, tính ổn định của q trình phân bổ ĐTPT. Ưu tiên phân bổ vốn ĐTPT cho một số ngành giáo dục,

kinh phí thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Thứ hai, cho phép HĐND, UBND cấp tỉnh tùy theo tình hình thực tế, khả năng tài chính ngân sách của địa phương mà lựa chọn tiêu chí phân bổ dễ thực hiện được, có thể chấp nhận được đối với lần đầu tiên xây dựng định mức phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN.

Thứ ba, đã ban hành được tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN cho từng huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Long An giai đoạn 2016 - 2020. Định mức phân bổ dựa trên 9 yếu tố đầu vào là Số dân trung bình; Tỷ lệ hộ nghèo; Số thu nội địa; Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh; Diện tích đất tự nhiên; Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa; Số lượng đơn vị hành chính cấp xã; Số lượng xã biên giới; Số xã biên giới đất liền (UBND tỉnh Long An, 2015). Mỗi yếu tố lại được lượng hóa bằng điểm số cụ thể, từ đó hướng tới việc phân bổ vốn ĐTPT cho cấp huyện minh bạch, cơng khai, bước đầu giảm dần tình trạng “xin - cho” trong phân bổ NSNN vốn tồn tại đã lâu trong cơ chế quản lý NSNN nói chung ở nước ta.

4.2.4.2. Hạn chế

Tuy đạt được những kết quả khả quan nêu trên, thực trạng công tác phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An vẫn còn nhiều bất cập:

Tổng mức vốn ĐTPT từ nguồn NSNN so với tổng vốn đầu tư trên địa bàn còn nhỏ, chỉ chiếm 10,1% tổng vốn đầu tư trên địa bàn.

Kế hoạch kinh tế xã hội của tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 còn thiếu cụ thể, chưa gắn chặt kế hoạch với tác động thị trường, chưa cân đối được nguồn lực một cách vững chắc nên việc phân bổ vốn chủ yếu theo kế hoạch của từng cơng trình, dự án mà chưa tính đến sự phù hợp quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm của tỉnh đã được phê duyệt (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Long An, 2016).

Chưa xây dựng được cơ cấu phân bổ vốn đầu tư của NSNN tỉnh trong dài hạn một cách hiệu quả; Thiếu vốn cho việc đầu tư đồng bộ một số chương trình, cơng trình cơ sở hạ tầng chủ lực, cấp thiết phục vụ đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ, công nghệ thông tin và phụ trợ.

Nợ đọng ĐTPT từ NSNN là 223,5 tỷ đồng, trong đó nhiều cơng trình đã hồn thành đưa vào sử dụng trên 1 năm nhưng chưa có đủ vốn thanh tốn; phần lớn các cơng trình giao thơng lớn nội đơ thị mới bố trí được vốn bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng đã triển khai đầu tư,... đã cho thấy việc phân bổ vốn đầu tư dàn trải chậm được khắc phục, quá trình đầu tư kéo dài nên hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Nhiều dự án đầu tư đã được phê duyệt nhưng vượt quá khả năng bố trí vốn của ngân sách địa phương nên chậm được triển khai hoặc triển khai kéo dài (Sở Tài chính tỉnh Long An, 2016).

Các cơ quan tham mưu phân bổ vốn đầu tư chưa làm tốt công tác chuẩn bị số liệu, tình hình, các chỉ tiêu kinh tế xã hội, thuyết minh tính hiệu quả, tính cấp thiết nhằm tham mưu cho HĐND và UBND tỉnh quyết định việc phân bổ vốn đầu tư. Chưa thực sự coi trọng việc nghiên cứu chuẩn bị đầu tư và đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án trước khi quyết định đầu tư (Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Long An, 2016).

4.2.4.3. Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

Tiêu chí phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN chủ yếu dựa trên các yếu tố đầu vào (Số dân trung bình; Tỷ lệ hộ nghèo; Số thu nội địa; Tỷ lệ điều tiết về ngân sách tỉnh; Diện tích đất tự nhiên; Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa; Số lượng đơn vị hành chính cấp xã; Số lượng xã biên giới; Số xã biên giới đất liền, có ưu điểm là dễ tính tốn nhưng lại ít quan tâm đến hiệu quả phân bổ theo đầu ra, kết quả.

Kết quả khảo sát từ 53 cán bộ tham gia lập, phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An cho thấy, việc lựa chọn các tiêu chí phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN giai đoạn 2016 - 2020 xét trong phạm vi phương pháp lập NSNN dựa trên kết quả đầu vào vẫn chưa phù hợp, chưa tạo được sự đồng thuận cao từ đội ngũ cán bộ tham gia lập, phân bổ vốn ĐTPT của tỉnh Long An ở 2 tiêu chí: (1) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích tự nhiên và (2) Số lượng xã biên giới. Cụ thể:

(1) Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên: Theo quy định của UBND tỉnh Long An, thì điểm số được tính như sau:

Tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên Điểm

Các địa phương có tỷ lệ diện tích đất trồng lúa đến 20% khơng được tính điểm Từ trên 20% đến 30%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 0,5 Trên 30% đến 50%, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 1,0 Trên 50% trở lên, cứ 1% diện tích tăng thêm được tính 2,0

Quy định điểm như trên cho thấy các huyện có tỷ lệ diện tích đất trồng lúa lớn thì điểm số rất lớn. Nếu huyện có diện tích đất lúa chiếm 50% diện tích thì được chấm 25 điểm, trong khi ở thành phố Tân An diện tích đất lúa dưới 20% thì 0 điểm. Điểm càng cao đồng nghĩa với được phân bổ nhiều vốn ĐTPT. Sử dụng tiêu chí diện tích đất trong lúa trên tổng diện tích tự nhiên với cách cho điểm như trên cho thấy tỉnh Long An đang ưu tiên đầu tư cho sản xuất lúa trong khi hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở tỉnh Long An thời gian qua không cao (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An, 2015), đồng thời tự mâu thuẫn với định hướng dịch chuyển kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

(2) Số lượng xã biên giới: Theo quy định của UBND tỉnh Long An, thì điểm số được tính là mỗi xã biên giới được tính 1 điểm, tuy nhiên ở tiêu chí bổ sung thì có quy định thêm xã biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia được tính thêm 0,3 điểm. Thực tế, tiêu chí số lượng xã biên giới đã bao hàm số lượng xã biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia nên việc sử dụng số lượng xã biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia để làm tiêu chí bổ sung dẫn đến tính điểm trùng 2 lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, đánh giá và gợi ý cho địa bàn tỉnh long an (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)