Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ
4.3.2. Đánh giá các điều kiện để áp dụng phương phápphân bổ vốn ĐTPT từ
NSNN theo kết quả đầu ra
Kết quả khảo sát tại bảng 4.9 cho thấy, trong 3 - 5 năm tới, khi áp dụng phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra, tỉnh Long An sẽ có những yếu tố điều kiện thuận lợi và khó khăn.
Bảng 4.9: Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương phápphân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra tại tỉnh Long An trong 3 - 5 năm tới
Stt Nội dung Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất
I Những yếu tố thuận lợi
1 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 4,04 0,81 3 5 2 Sự ủng hộ của Lãnh đạo 4,00 0,86 3 5 3 Công cụ, phương pháp kỹ thuật 3,89 0,87 3 5 4 Đội ngũ cán bộ tài chính cơng 3,40 1,15 2 5 5 Cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, ...) 3,26 1,18 2 5
II Những yếu tố cần tiếp tục cải thiện
1 Phân tích, hoạch định chính sách 3,11 0,82 2 4 2 Đạt được các kết quả dự kiến 3,04 1,33 1 5 3 Sự phối hợp của các ban ngành 2,96 0,81 3 5 4 Khả năng dự báo nguồn lực 2,43 1,10 1 4 5 Thay đổi thói quen lập NSNN từ cũ sang mới 2,43 1,10 1 4 6 Khả năng huy động nguồn lực ngoài NSNN 2,28 1,20 1 4 7 Sự sẵn sàng của đơn vị sử dụng NSNN 2,25 1,13 1 4 8 Nguồn lực của NSNN tỉnh 2,13 0,79 1 3 9 Hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu 1,96 0,73 1 3
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)
Chiến lược quy hoạch, phát triển của tỉnh Long An đã được phê duyệt, các mục tiêu rõ ràng, cụ thể để có thể áp dụng phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra, đạt 4,04 điểm - ở mức tốt.
Sự ủng hộ, đồng thuận của Lãnh đạo tỉnh, đạt 4,00 điểm - ở mức tốt.
Công cụ, phương pháp kỹ thuật cho việc lập, phân bổ NSNN theo kết quả đầu ra đảm bảo đầy đủ, đạt 3,89 điểm - ở mức khá tốt.
Chất lượng, số lượng đội ngũ cán bộ tham gia lập, phân bổ và thực hiện vốn ĐTPT từ NSNN đã đảm bảo, đạt 3,40 điểm - ở mức khá.
Cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, Thông tư) liên quan đến phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra đã được hoàn thiện, đạt 3,26 điểm - Ở mức trên trung bình.
Những yếu tố cần tiếp tục cải thiện gồm:
Khả năng phân tích, hoạch định chính sách của tỉnh Long An, đạt 3,11 điểm ở mức trung bình; Khả năng hồn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Long An, đạt 3,04 điểm - ở mức trung bình.
Sự chủ động phối hợp triển khai phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An, đạt 2,96 điểm - ở mức trung bình; Khả năng dự báo nguồn lực, đặc biệt là thu NSNN của tỉnh Long An, đạt 2,43 điểm - ở mức yếu.
Thay đổi thói quen từ lập NSNN theo phương pháp dựa trên đầu vào sang phương pháp dựa trên kết quả đầu ra, đạt 2,43 điểm - ở mức yếu; Khả năng huy động nguồn lực ngoài nhà nước (nguồn lực tư nhân, đầu tư nước ngoài) để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Long An, đạt 2,28 điểm - ở mức yếu.
Sự sẵn sàng triển khai phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra tại các cấp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách, đạt 2,25 điểm - ở mức yếu; Nguồn lực tài chính, khả năng tự cân đối NSNN tỉnh Long An, đạt 2,13 điểm - ở mức yếu kém;
Hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu hỗ trợ cho việc phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra, đạt 1,96 điểm - ở mức kém.
ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra, tỉnh Long An cần phải quan tâm cải thiện các điều kiện sau đây:
Một là, hệ thống thông tin và dữ liệu. Thực tế cho thấy ở tỉnh Long An cho thấy hệ thống thông tin dữ liệu rất rời rạc, số liệu giữa các ngành, các địa phương cũng có sự chênh lệch đáng kể gây khó khăn cho cơng tác quản lý kinh tế - xã hội nói chung và cơng tác phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra.
Hai là, năng lực hoạch định, dự báo. Muốn phân bổ tốt vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra thì địi hỏi các kết quả đầu ra cần phải được xác định cụ thể, rõ ràng, có đủ điều kiện thực hiện tức là cơng tác hoạch định, dự báo phải khoa học và phù hợp với thực tiễn. Thực tế ở tỉnh Long An, công tác hoạch định, dự báo thời gian qua còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và phải điều chỉnh, thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho công tác phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN.
Ba là, nguồn lực ngồi NSNN cho ĐTPT. Vốn ĐTPT từ NSNN thì nguồn vốn ngồi NSNN có vai trị rất quan trọng nhưng trong điều kiện vốn đầu tư từ NSNN có giới hạn, bị khống chế bởi tỷ lệ nợ công theo quy định của pháp luật thì nguồn vốn ngồi NSNN có vai trị rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An hiện nay.
Bốn là, thay đổi thói quen từ lập NSNN theo phương pháp dựa trên đầu vào sang phương pháp dựa trên kết quả đầu ra. Cán bộ tài chính các cấp tỉnh Long An đã có nhiều năm quen với phân bổ NSNN theo phương pháp dựa trên đầu vào. Việc áp dụng phương pháp phân bổ NSNN theo phương pháp dựa trên kết quả đầu ra phức tạp hơn, địi hỏi phải có sự am hiểu về cách thức thực hiện, về mặt tâm lý thì những cán bộ tài chính này sẽ e ngại, khơng muốn thay đổi.
Năm là, sự chủ động phối hợp triển khai phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN giữa các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An. Phân bổ vốn NSNN theo kết quả đầu ra trên địa bàn cấp tỉnh đòi hỏi sự phối hợp giữa nhiều cơ quan như: các đơn vị hoạch định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Kế hoạch Đầu tư); các đơn vị quản lý ngân sách (Sở Tài chính,
KBNN); Các đơn vị sử dụng ngân sách (tất cả các sở, ban ngành, ủy ban nhân dân cấp huyện) nên đòi hỏi giữa các đơn vị này phải chủ động phối hợp với nhau nhiều hơn để đảm bảo cho việc phân bổ vốn NSNN hiệu quả.