Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 đã trình bày kết quả phân tích về thực trạng hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 và kết quả khảo sát các yếu tố điều kiện cho việc thực hiện phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 sử dụng phương pháp phân bổ ngân sách dựa trên các yếu tố đầu vào. Về cơ bản, phương pháp phân bổ hiện tại đảm bảo được sự công khai, minh bạch khi phân bổ vốn ĐTPT. Nguồn vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã được phân bổ có trọng điểm cho các lĩnh vực ưu tiên của tỉnh Long An (xây dựng hạ tầng giao thông kết cấu đô thị; y tế giáo dục đào tạo và văn hóa xã hội), chiếm 68,2% tổng vốn ĐTPT toàn tỉnh.
Tuy nhiên, hệ thống phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn cịn tình trạng phân bổ dàn trải, chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Các tiêu chí phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN cho các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 mặc dù đã được lượng hóa, đơn giản khi tính tốn nhưng các tiêu chí mang nặng tính dàn trải, chưa đảm bảo sự cơng bằng giữa các huyện, thị xã, thành phố và tập trung phân bổ quá nhiều nguồn lực cho lĩnh vực nông nghiệp mà chưa xem xét cụ thể tính hiệu quả của lĩnh vực nơng nghiệp.
Kết quả nghiên cứu cũng xác định được những yếu tố điều kiện thuận lợi cho việc triển khai phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra tại tỉnh Long An trong thời gian tới gồm: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội rõ ràng, cụ thể; Sự ủng hộ, đồng thuận cao của Lãnh đạo tỉnh; Công cụ, phương pháp kỹ thuật phân bổ vốn đã có sẵn; Chất lượng đội ngũ cán bộ tài chính cơng ở mức đạt yêu cầu; Cơ sở pháp lý (Luật, Nghị định, ...) ban hành cho phép áp dụng phân bổ vốn ĐTPT theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, tỉnh Long An cần tiếp tục cải thiện thêm
các yếu tố điều kiện như: Khả năng phân tích, hoạch định chính sách; Sự phối hợp của các ban ngành; Khả năng dự báo nguồn lực; Thay đổi thói quen lập NSNN từ cũ sang mới; Khả năng huy động nguồn lực ngoài NSNN; Sự sẵn sàng của đơn vị sử dụng NSNN; Nguồn lực của NSNN tỉnh; Hệ thống cơ sở dữ liệu, số liệu.