Mức độ am hiểu và ủng hộ của đối tượng khảo sát đối với phương phápphân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, đánh giá và gợi ý cho địa bàn tỉnh long an (Trang 69 - 72)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. ĐÁNH GIÁ QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN ĐỔI PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ

4.3.1. Mức độ am hiểu và ủng hộ của đối tượng khảo sát đối với phương phápphân

phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra

Tiến hành khảo sát 53 cán bộ, chuyên viên đang tham gia quản lý, phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN trên địa bàn tỉnh Long An. Kết quả khảo sát tại hình 4.4 cho thấy, phần lớn những người được khảo sát (tỷ lệ 84,9%) am hiểu về phương pháp phân bổ

vốn ĐTPT từ NSNN. Việc tiếp cận thông tin phân bổ vốn ĐTPT theo kết quả đầu ra thông qua nhiều kênh khác nhau: Tự nghiên cứu là 38/53 trường hợp (tỷ lệ 71,7%); Đào tạo, tập huấn nội bộ là 36/53 trường hợp (tỷ lệ 67,9%); Báo đài là 32/53 trường hợp (tỷ lệ 60,4%); Hệ thống văn bản của Nhà nước là 31/53 (tỷ lệ 58,5%).

Hình 4.4: Kênh thơng tin tiếp cận về phân bổ vốn ĐTPT theo kết quả đầu ra

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Bảng 4.7 cho thấy, có 41/53 người được khảo sát, tỷ lệ 77,4% ủng hộ áp dụng phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra trên địa bàn tỉnh Long An. Như vậy, phần lớn những người tham gia quản lý, phân bổ NSNN cho ĐTPT trên địa bàn tỉnh Long An đều thấy được tầm quan trọng và ưu điểm của phương pháp phân bổ NSNN theo kết quả đầu ra.

Bảng 4.7: Tỷ lệ ủng hộ áp dụng phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra Stt Mục tiêu Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)

1 Không ủng hộ 12 22,6

2 Ủng hộ 41 77,4

Cộng 53 100,0

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2016)

Đối với trường hợp không ủng hộ áp dụng phương pháp phân bổ vốn ĐTPT theo kết quả đầu ra trên địa bàn tỉnh Long An thì nguyên nhân chủ yếu là: Hệ thống

thông tin dữ liệu chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ dữ liệu để phục vụ cho phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra, chiếm 66,7%; Đội ngũ cán bộ tham gia lập, phân bổ NSNN và chưa có văn bản chính thức cho phép, hướng dẫn của

Nhà nước về phân bổ NSNN theo đầu ra, chiếm 50,0%; Phân bổ NSNN theo kết quả đầu ra là phương pháp phức tạp, chiếm 25,0% (bảng 4.8).

Bảng 4.8: Lý do không ủng hộ phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra

Stt Lý do Số lượng

quan sát

Tỷ lệ (%) 1 Đội ngũ người lập, phân bổ NSNN chưa đảm bảo 6 50,0 2 Phân bổ NSNN theo kết quả đầu ra phức tạp 3 25,0 3 Hệ thống thông tin hỗ trợ chưa bảm đảm 8 66,7 4 Chưa có văn bản chính thức cho phép, hướng dẫn của

Nhà nước 6 50,0

5 Chính quyền địa phương khó quản lý 1 8,3

Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát và tính tốn của tác giả (2016)

Có 41/53 người được khảo sát, tỷ lệ 77,4% cho rằng nên áp dụng thí điểm phương pháp phân bổ vốn ĐTPT từ NSNN theo kết quả đầu ra trên địa bàn tỉnh Long An trước khi áp dụng chính thức.

Hình 4.5: Thời điểm thí điểm phân bổ vốn ĐTPT theo kết quả đầu ra

Về thời gian thực hiện thí điểm thì 19,5% người khảo sát cho rằng có thể áp dụng sau 1 - 2 năm; 80,5% người được khảo sát cho rằng chỉ nên áp dụng sau 3 năm nữa: Sau 3 - 5 năm là 36,6%; Sau 5 năm là 43,9% (hình 4.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước, đánh giá và gợi ý cho địa bàn tỉnh long an (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)