CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Ảnh hưởng của quản lý vốn luân chuyển đối với hiệu quả hoạt động của
của các công ty
Bảng 4.1 Kết quả chạy hồi quy OLS
TobinQ P-value NTC -0.000338 0.626 [-0.49] NTC2 0.00000159 0.424 [0.80] Size 0.0472*** 0.000 [9.16] Lev -0.217*** 0.000 [-5.49] Growth 0.316** 0.038 [2.08] ROA 2.003*** 0.000 [22.61] _cons 0.348*** 0.000 [5.70] N 3120
t statistics in brackets (thống kê t trong dấu ngoặc) * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 (* mức ý nghĩa 10%,
** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1%)
Kết quả ước lượng cho giá trị hệ số của NTC là -0.000338 < 0, cho thấy NTC tác động âm lên hiệu quả hoạt động, hệ số của NTC2 là 0.00000159 > 0, cho kết quả phi tuyến hình chữ U, khác với kết quả của bài nghiên cứu gốc của tác giả Banos- Caballero và cộng sự (2014). Kết quả cho giá trị p-value của biến NTC là 0.626 và NTC2 là 0.424 lớn hơn mức ý nghĩa 5%, dựa theo kết quả hồi quy này chưa thể kết luận về sự ảnh hưởng của chu kỳ thương mại ròng lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả chưa thể kết luận được, dự đốn có thể là do số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ thể nào đó có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số của các quan sát khác (gọi tắt là tương quan chuỗi-serial correlation) hoặc xảy ra
vấn đề nội sinh (endogeneity) là sự tương tác giữa biến giải thích lên phần dư; xảy ra có thể là do quá trình thu thập dữ liệu, hoặc phương pháp ước lượng không phù hợp. Để khắc phục vấn đề này, bài nghiên cứu dùng cách tiếp cận phương pháp hồi quy GMM để khắc phục nội sinh và tương quan chuỗi.
Bảng 4.2 Kết quả chạy hồi quy GMM
TobinQ P-value L.TobinQ 1.136*** 0.000 [40.05] L2.TobinQ -0.110*** 0.000 [-4.64] L3.TobinQ 0.0651*** 0.005 [2.82] NTC -0.0000407*** 0.001 [-3.28] NTC2 -0.000000484*** 0.000 [-4.54] Size -0.00879*** 0.000 [-4.39] Lev -0.0139 0.426 [-0.80] Growth 0.199* 0.077 [1.77] ROA 0.359*** 0.000 [27.70] _cons 0.0623*** 0.007 [2.69] AR(2) 0.51 0.609 Hansen 25.53 (21) 0.233 N 1950
t statistics in brackets (thống kê t trong dấu ngoặc) * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 (* mức ý nghĩa 10%, ** mức ý nghĩa 5%, *** mức ý nghĩa 1%)
Chú thích bảng 4.2: Biến phụ thuộc (TobinQ) đại diện cho hiệu quả hoạt động của cơng ty, NTC là chu kỳ thương mại rịng chia 100 và NTC2 là bình phương của
nó, Size là quy mơ cơng ty, Lev là địn bẩy, Growth là cơ hội tăng trưởng và ROA là lợi nhuận trên tài sản. Các biến giả thời gian và ngành được bao gồm trong các ước lượng nhưng không được báo cáo.
Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM cho ra kết quả của hệ số NTC2 bằng - 0.000000484 là nhỏ hơn 0, xét về dấu thì tương đồng với kỳ vọng dấu của bài báo nghiên cứu của tác giả Banos-Caballero và cộng sự (2014) cho thấy tồn tại mối quan hệ hình chữ U ngược, chứng minh đây là một mối quan hệ lõm giữa đầu tư vào vốn luân chuyển lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kết quả có ý nghĩa với độ tin cậy 99%. Kiểm định AR(2) với giá trị z là 0.51, giá trị p-value là 0.609 > 10%, kiểm định Hansen với giá trị chi-bình phương là 25.33 (bậc tự do là 21), giá trị p-value là 0.233 > 10%. Kết quả chạy GMM đã khắc phục được hiện tượng tự tương quan và vấn đề nội sinh giữa các biến với phần dư trong mơ hình.
Kết quả ước lượng GMM trong bảng 4.2 với kết quả hệ số của NTC là - 0.0000407 < 0 ngược dấu với kết quả nghiên cứu của Banos-Caballero và cộng sự (2014), kết quả này cho thấy mối tương quan âm giữa hiệu quả hoạt động của công ty và chu kỳ luân chuyển (p-value <0) giải thích rằng với mức vốn luân chuyển dưới mức tối ưu thì sự ảnh hưởng của doanh thu thấp và các khoản thanh toán trước hạn quá thấp; đó là những lý do mà vốn luân chuyển có tác động âm (hay tác động tiêu cực) lên hiệu quả hoạt động. Hệ số NTC2 bằng -0.000000484 < 0, cùng dấu với nghiên cứu của bài nghiên cứu gốc, lý giải có thể là do chi phí cơ hội và chi phí tài chính ảnh hưởng mạnh khi cơng ty có mức vốn ln chuyển trên mức tối ưu; do đó, mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động là âm. Hệ số của chu kỳ thương mại ròng cho phép chúng ta xác định đỉnh của mẫu trong mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và chu kỳ thương mại ròng là (-42,045 ngày).
Kết quả ước lượng bảng 4.2 cho thấy thống nhất với kỳ vọng của ban đầu của bài nghiên cứu, mặc dù hệ số của NTC và NTC2 cực kỳ thấp, tuy nhiên vẫn có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, biến độ trễ 3 năm l.TobinQ, l2. TobinQ, l3.TobinQ của biến Tobin’Q với p-value bằng 0 < 5% có ý nghĩa thống kê, tức là hiệu quả hoạt động của
3 năm trước đó có tác động đến năm hiện tại. Điều này có thể là do chính sách quản lý, chính sách bán hàng của 3 năm trước đó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của năm hiện tại. Các biến kiểm soát Size với hệ số là -0.00879 gây ra tác động âm lên hiệu quả của công ty nếu quy mô công ty tăng lên sẽ làm lợi nhuận của cơng ty giảm do q trình tập trung đầu tư mới, Growth với hệ số 0.199 và ROA là 0.359 có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động, tức là cơ hội tăng trưởng tốt và lợi nhuận trên tài sản tăng sẽ làm giá trị công ty tăng lên.
4.2 Kết quả ước lượng mối tương quan giữa điều kiện hạn chế tài chính và chu kỳ thương mại ròng - hiệu quả hoạt động