Đóng góp của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động với điều kiện hạn chế tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 56)

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU

5.2 Đóng góp của đề tài

Đóng góp chủ yếu của bài nghiên cứu này là mối quan hệ hình chữ U ngược giữa vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của công ty, chứng minh sự tồn tại một mức ngưỡng là mức tối ưu mà các doanh nghiệp có thể đầu tư vào vốn luân chuyển để mang lại hiệu quả cũng như lợi nhuận cho các doanh nghiệp và biết được rằng nếu

vượt qua mức ngưỡng này thì sẽ khơng cịn được hưởng lợi từ việc đánh đổi giữa chi phí và lợi ích nữa. Vì vậy các cơng ty muốn tối đa hóa giá trị và tăng doanh thu thì phải tìm ra được mức ngưỡng tối ưu khi lựa chọn đầu tư vào vốn luân chuyển, nếu đầu tư vượt qua mức ngưỡng thì vấn đề sẽ trở nên tiêu cực vì phải gánh chịu chi phí tài chính tăng thêm do huy động vốn đầu tư vào vốn luân chuyển, hơn nữa còn phải đối mặt với nợ tín dụng và rủi ro phá sản. Đầu tư qua mức ngưỡng nhằm cảnh báo cho các doanh nghiệp biết rằng xác suất phá sản và rủi ro tín dụng có thể cao hơn. Do đó, nghiên cứu này mong muốn đóng góp ý kiến giúp nhà quản trị doanh nghiệp giữ mức đầu tư vào vốn luân chuyển càng gần mức tối ưu càng tốt và cố gắng tránh bất kỳ sai lệch nào từ việc đầu tư này sẽ phá hủy giá trị cơng ty.

Có một số gợi ý từ bài nghiên cứu này có thể có liên quan đối với các nhà quản lý và nhà nghiên cứu về đầu tư vốn luân chuyển. Thứ nhất, kết quả của bài nghiên cứu đề nghị các nhà quản lý nên quan tâm đến vốn luân chuyển, kiểm sốt các chi phí khi đầu tư vượt ra ngồi mức vốn luân chuyển tối ưu. Người quản lý nên tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của cơng ty, bằng cách kiểm sốt doanh thu bị mất và chiết khấu bị mất đối với các khoản thanh tốn trước hoặc chi phí tài chính tăng thêm. Thứ hai, những phát hiện của chúng tôi mở rộng nghiên cứu về sự liên quan của việc quản lý vốn luân chuyển tốt hơn với bằng chứng là kết quả ảnh hưởng của kế hoạch kinh doanh và hoạch định chiến lược quản lý vốn luân chuyển của ba năm trước tác động mạnh mẽ lên năm hiện tại và gợi ý các nghiên cứu trong tương lai về vốn luân chuyển nên kiểm soát đối với hạn chế tài chính.

Theo Fazzari và Petersen (1993) và Hill và cộng sự (2010), người cho thấy đầu tư vào vốn luân chuyển là nhạy cảm đối với tiếp cận thị trường vốn của các doanh nghiệp. Do đó, trong phạm vi bài nghiên cứu này cũng phân tích xem liệu các hạn chế về tài chính có ảnh hưởng mức tối ưu của đầu tư vào vốn luân chuyển. Những phát hiện cho thấy rằng, tồn tại mối quan hệ lõm giữa vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động của công ty, sử dụng các chỉ tiêu hạn chế tài chính để ước lượng và đạt kết quả là thuyết phục với biến giả của hạn chế tài chính. Chứng minh tác động của nguồn

định đầu tư vào vốn luân chuyển của công ty mà các nghiên cứu trước đây đã báo cáo là phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị vốn luân chuyển và hiệu quả hoạt động với điều kiện hạn chế tài chính của các doanh nghiệp việt nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)