Khả năng cô lập V. alginolyticus và V. parahaemolyticus của chủng vi khuẩn QKR2 phân lập từ ruột tôm sú nuôi ở Quý Kim được thể hiện ở các Hình 3 và 4. Khi nuôi cấy chung với V. parahaemolyticus trên môi trường NA có bổ sung 1,5% NaCl sau 24h vi khuẩn QKR2 đã bắt đầu phát triển mạnh bao vây toàn bộ vi khuẩn V. parahaemolyticus (Hình 3B). Sau 48h, đường cấy vi khuẩn V. parahaemolyticus tại vị trí giao nhau của 2 đường cấy chỉ còn là một vệt trắng mờ và bị vi khuẩn QKR2 mọc trùm lên trên (Hình 3C).
A B C
Hình 3: Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. parahaemolyticus (đường cấy ngang) với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy (A), sau 24h (B) và sau 48h (C).
Hiện tượng tương tự cũng được quan sát thấy khi nuôi cấy chung chùng phân lập QKR2 với vi khuẩn V. alginolyticus trên môi trường NA bổ sung 1,5% NaCl. Sau 24h QKR2 đã phát triển, đường cấy V. alginolyticus phát triển chậm hơn (Hình 4B) và bao vây đường cấy của vi khuẩn V. alginolyticus sau 48h (Hình 4C).
A B C
Hình 4: Đĩa thạch NA nuôi cấy chung vi khuẩn V. alginolyticus (đường cấy ngang) với chủng QKR2 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) khi mới cấy (A), sau 24h (B) và sau 48h (C).
Khả năng cô lập các vi khuẩn Vibrio gây bệnh cũng thể hiện rõ đối với chủng QKR3 phân lập từ ruột tôm sú khi nuôi cấy chung trên môi trường NA bổ sung 1,5% NaCl sau 48 giờ nuôi cấy (Hình 5A, 5B, 5C, 5D, 5E, 5F).
A B C
D E F
Hình 5: Các đĩa thạch NA nuôi cấy chung chủng QKR3 phân lập từ ruột tôm sú (đường cấy dọc) với vi khuẩn V. parahaemolyticus (hàng trên, đường cấy ngang), hoặc V. alginolyticus (hàng dưới,
đường cấy ngang) với khi mới cấy (A, D), sau 24h (B, E) và sau 48h (C,F).
Tuy nhiên, so với chủng phân lập QKR2, khả năng cô lập và ức chế của chủng QKR3 có hạn chế hơn. Ở thời điểm 48 giờ sau khi nuôi cấy, QKR3 tuy phát triển mạnh hơn nhưng không hoàn toàn lấn át sự phát triển của vi khuẩn V.
parahaemolyticus (Hình 5C) và V. alginolyticus (Hình 5F) tại điểm giao của hai đường cấỵ
Chủng QKB7 cũng thể hiện khả năng cô lập các vi khuẩn Vibrio gây bệnh khi nuôi cấy chung trên môi trường NA bổ sung 1,5% NaCl sau 48 giờ nuôi cấy (Hình 6A, 6B, 6C, 6D, 6E, 6F). Đặc biệt, so sánh với các chủng QKR2 và QKR3 phân lập từ ruột tôm sú, chủng này thể hiện khả năng cô lập cao hơn. Ở thời điểm 48 giờ sau khi nuôi cấy, chủng này lấn át hoàn toàn vi khuẩn Vibrio tại vị trí giao nhau của hai đường cấỵ
A B C
D E F
Hình 6:Các đĩa thạch NA nuôi cấy chung chủng QKB7 phân lập từ bùn đáy đầm nuôi tôm sú
(đường cấy dọc) với vi khuẩn V. parahaemolyticus (hàng trên, đường cấy ngang), hoặc V. alginolyticus (hàng dưới, đường cấy ngang) với khi mới cấy (A, D), sau 24h (B, E) và sau 48h (C,F).
Từ các quan sát trên có thể thầy rằng 3 chủng QKR2, QKR3 và QKR7 đều có khả năng cô lập sự phát triển của V. alginolyticus và V. parahaemolyticus, trong đó chủng QKR2 và QKB7 có khả năng cô lập chủng Vibrio spp rõ ràng hơn so với chủng QKR3. Chủng QKR2 và QKR7 thể hiện rất rõ sự lấn át sinh trưởng của vi khuẩn
Vibrio spp bằng cách phát triển bao quanh và trùm lên vi khuẩn gây bệnh. Chủng QKR3 thể hiện khả năng cô lập vi khuẩn Vibrio spp yếu hơn so với hai chủng trên (Bảng 5).
Bảng 5: Khả năng cô lập vi khuẩn V. alginolyticus và V. parahaemolyticus của các chủng vi khuẩn phân lập từ ruột tôm và bùn đáy đầm nuôi tôm.
Tên chủng V. parahaemolyticus V. alginolyticus
QKR2 mạnh trung bình
QKR3 trung bình yếu
QKB7 mạnh mạnh
Một số nghiên cứu cũng đã ghi nhận được khả năng cô lập vi khuẩn Vibrio spp của vi khuẩn Bacillus spp. Purivirojkul et al., đã thông báo kết quả nghiên cứu về khả năng cô lập chủng V. harveyi của chủng B. pumilus, sau 12h và 24h nuôi cấy [89].
Chủng B. pumilus được phân lập từ ruột tôm sú (Penaeus monodon) từ trang trại nuôi tôm ở tỉnh Chachoengsao (Thái Lan) [89]. Cũng theo nghiên cứu của Purivirojkul và Areechon, chủng Bacillus BL-lo và Bacillus BL-hi được phân lập từ ruột tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei) cũng có khả năng kiểm soát V. harveyi [89]. Chủng
Bacillus subtilis UTM 126 phân lập từ ao nuôi tôm được ghi nhận là có khả năng ức chế sự phát triển của V. alginolyticus, V. parahaemolyticus và V. harveyi. [26].