đáy đầm nuôi tôm sú tại Hải Phòng.
Từ mẫu bùn đáy ao nuôi và ruột tôm sú thu tại Quý Kim đã phân lập được 10 chủng vi khuẩn trên môi trường NA sau khi nuôi cấy từ 2 đến 5 ngàỵ
Sau khi phân lập và tinh sạch được các chủng trên, tiến hành thử hoạt tính sinh catalase nhằm xác định nhóm vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Kết quả cho thấy có 8 chủng có phản ứng dương tính. Hình 2 thể hiện kết quả thử hoạt tính sinh catalase của 2 trong số 8 chủng có phản ứng dương tính với bọt khí xuất hiện tại điểm nhỏ thuốc thử.
Do hạn chế về thời gian, phương tiện và kinh phí nghiên cứu, chúng tôi đã chọn ngẫu nhiên 2 chủng phân lập từ ruột tôm (QKR2 và QKR3) và một chủng từ bùn đáy ao đầm nuôi (QKB7) để tiếp tục thực hiện các thí nghiệm về đối kháng với vi khuẩn gây bệnh thủy sản V.alginolyticus và V. parahaemolyticus.
Hình 2: Chọn lọc chủng vi khuẩn Bacillus spp bằng phản ứng catalase
Bonde thông báo rằng các loài thuộc chi Bacillus chiếm ưu thế trong nước biển là B. licheniformis, sau đó đến loài B. subtilis và B. pumilus [32]. Wiangyos et al.,
nghiên cứu về đa dạng vi khuẩn phân lập ở bùn đáy ao nuôi tôm sú từ tháng 9 đến tháng 10 ở đầm nuôi tôm của Thái Lan cũng đã ghi nhận được sự có mặt của nhóm vi khuẩn thuộc chi Bacillus là cao nhất [122]. Purivirojkul et al., cũng đã phân lập được 3 loài Bacillus từ 20 mẫu ruột tôm sú tại đầm nuôi tôm Thái Lan là B. pumilus, B. sphaericus và B. subtilis [89].
QKB7 QKR2
Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đang cố gắng sử dụng các chủng vi khuẩn probiotic trong NTTS nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước bằng cách cân bằng quần thể vi khuẩn trong ao nuôi và giảm nhóm vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Các nguồn vi khuẩn probiotic có thể từ ruột động vật [111] hoặc từ môi trường [83]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung vào chi Bacillus do chúng có đặc tính đối kháng với một số vi khuẩn gây bệnh thủy sản mà nhiều tài liệu đã đề cập [41, 117].