Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT

2.2 Phân tích thống kê mô tả

2.2.1 Phân tích thống kê mơ tả mẫu khảo sát

Số bản câu hỏi phát ra 1050, số bản câu hỏi thu về 1024. Trong 1024 bản câu hỏi thu về, 966 bản câu hỏi được sử dụng cho nghiên cứu.

2.2.1.1 Số sinh viên trong mẫu khảo sát phân theo các trường Đại học

Hình 2.2: Số sinh viên phân theo các trường Số sinh viên của các trường Đại

học Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế - Luật lần lượt là: 424 sinh viên, 213 sinh viên, 329 sinh viên, chiếm tỷ lệ lần lượt là 43,9%; 22% và 34,1% (tỷ lệ này cũng khá tương quan so với chỉ tiêu đào tạo năm 2010 của các trường). 257 193 134 167 79 136 DH Ngân h nga

424 Sv DH Ngoai th ong213 SVu DH Kinh te – Luat 329 SV

2.2.1.2 Số sinh viên của các trường phân theo ngành học

Bảng 2.1 Số sinh viên của các trường phân theo ngành học

Trường Đại học

ĐH Ngân hàng ĐH Ngoại thương ĐH Kinh tế - Luật

Số SV % Số SV % Số SV %

Quản trị Kinh doanh 71 16,7% 53 24,9% 58 17,6%

Tài chính Ngân hàng 131 30,9% 48 14,6%

Kế toán Kiểm toán 96 22,6% 52 15,8%

Hệ thống thông tin quản lý 65 15,3% 40 12,2%

Kinh tế đối ngoại 70 32,9% 52 15,8%

Luật thương mại Quốc tế 38 17,8% 40 12,2%

Tài chính Quốc tế 52 24,4%

Tiếng Anh thương mại 61 14,4%

Kinh tế học 39 11,9%

Tổng 424 10% 329 100% 213 100%

Qua bảng số liệu ta thấy cả 3 trường đều có đào tạo chuyên ngành quản trị kinh doanh. Các ngành học như Tài chính ngân hàng, kế tốn kiểm tốn và hệ thống thơng tin quản lý là chuyên ngành đào tạo có ở trường Đại học Ngân hàng và Đại học Kinh tế - Luật. Hai chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và Luật thương mại quốc tế là chuyên ngành đào tạo có ở trường Đại học Ngoại

thương và Đại học Kinh tế - Luật. Các chuyên ngành Tiếng Anh thương mại, Tài chính Quốc tế và Kinh tế học là chuyên ngành riêng có của lần lượt các trường Ngân hàng, Ngoại thương và Kinh tế - Luật.

2.2.1.3 Số sinh viên trong mẫu phân theo giới tính

Số sinh viên nam và sinh viên nữ trong mẫu nghiên cứu khá đồng đều (nam chiếm tỷ lệ xấp xỉ 39,5%). Ngoài ra, số sinh viên phân theo giới tính của các trường cũng tương đối đều nhau. Ở trường Ngân hàng số sinh viên nam

tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 39,4%. Con số này ở hai trường Ngoại thương và Kinh tế - Luật lần lượt là 37,1% và 41,3%. Trong đó số sinh viên phân theo giới tính của các ngành học như sau

Bảng 2.2 Số sinh viên của các ngành học phân theo giới tính

Nam Nữ

Số SV % Số SV %

Tổng (%)

Quản trị Kinh doanh 85 46,7% 97 53,3% 100%

Tài chính Ngân hàng 76 42,2% 104 57,8% 100%

Kế toán Kiểm toán 47 31,8% 101 68,2% 100%

Hệ thống thông tin quản lý 63 60,0% 42 40,0% 100%

Kinh tế đối ngoại 40 33,1% 81 66,9% 100%

Luật thương mại Quốc tế 31 39,7% 47 60,3% 100%

Tài chính Quốc tế 16 30,8% 36 69,2% 100%

Tiếng Anh thương mại 10 16,4% 51 83,6% 100%

Kinh tế học 14 35,9% 25 64,1% 100%

Tổng (Số SV) 382 584

Qua bảng số liệu trên, ngành học có tỷ lệ số sinh viên nam cao nhất là ngành Hệ thống thông tin quản lý (60%) và ngành học có tỷ lệ số sinh viên nam thấp nhất là ngành Tiếng Anh thương mại (16,4%), Ở tất cả các ngành còn lại tỷ lệ phân bổ giữa nam và nữ khá đều nhau (nam có thấp hơn nữ một ít, nhưng đây là đặc điểm chung của tất cả các trường khối ngành kinh tế). 2.2.1.4 Số sinh viên trong mẫu phân theo kết quả học tập

Một điểm khá đặc biệt trong mẫu nghiên cứu là, những sinh viên tham gia khảo sát có kết quả học tập khá ổn định. Số người có kết quả học tập đạt loại khá là 509, chiếm tỷ lệ 52,7%. Tỷ lệ này đối với kết quả học tập đạt loại giỏi và trung bình lần lượt là 13% và 34,1%. Số sinh viên có kết quả học tập

đạt loại yếu chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,2%). Kết quả này không biết là do người được phỏng vấn e ngại không muốn cung cấp thông tin về kết quả chưa tốt

của mình, hay do các đối tượng nghiên cứu có kết quả học tập tốt thật sự. Nếu

đúng là như vậy thì đây thực sự là một tín hiệu đáng mừng. (Phụ lục số 4: Thống kê mô tả)

2.2.1.5 Số sinh viên trong mẫu phân theo mức độ yêu thích ngành học

Bảng 2.3 Các giá trị thống kê của số sinh viên theo mức độ yêu thích ngành học

Số quan sát 966 Trung bình 3,620 Mode 4 Độ lệch chuẩn 0,799 Phương sai 0,639 Độ méo -0,740

Sai số chuẩn của độ méo 0,079

Độ nhọn 0,605

Sai số chuẩn của độ nhọn 0,157

Hình 2.3: Biểu đồ tần suất mức độ yêu

thích ngành học Muc do ua thich Muc do ua thich Rat thich Thich Khong y kien Khong thich Hoan toan khong thic

F requenc y 600 500 400 300 200 100 0

Giá trị trung bình của mức độ u thích ngành học là 3,62. Giá trị của mức độ yêu thích ngành học có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong bộ dữ liệu là 4 (thích ngành học). Phân phối này lệch trái (giá trị Skewness = - 0,74 < 0) và có dạng nhọn (giá trị Kurtosis = 0,605).

2.2.2 Phân tích thống kê mơ tả các thang đo

2.2.2.1 Thang đo hình ảnh nhà trường

Các biến quan sát đo lường hình ảnh của nhà trường (HA1, HA2, HA3, HA4, HA5, HA6) được sinh viên đánh giá từ điểm nhỏ nhất là 1 (Min = 1)

tương ứng với “hoàn toàn phản đối” đến lớn nhất là 5 (Max = 5) tương ứng

với “hoàn toàn đồng ý”. Điều này cho thấy sinh viên có suy nghĩ rất khác nhau về hình ảnh mà nhà trường xây dựng được trong xã hội. Với giá trị trung bình của các biến quan sát dao động từ 3,32 đến 3,99 nhìn chung hình ảnh của nhà trường được các sinh viên đánh giá tương đối tốt. Biến quan sát HA1 –

trường đại học danh tiếng được các sinh viên đánh giá cao nhất, điều này có

thể thấy cơng tác xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình trong cộng đồng đã được các trường đại học chú ý đến. (Phụ lục số 4: Thống kê mô tả)

2.2.2.2 Thang đo kỳ vọng của sinh viên

Giá trị trung bình của các biến quan sát đo lường kỳ vọng của nhà sinh viên (KV1, KV2, KV3, KV4, KV5) ở mức rất cao và không cách biệt nhau nhiều lắm. Các giá trị này dao động từ 4,17 đến 4,33. Trong đó kỳ vọng về việc trường cung cấp chương trình học hay đạt giá trị cao nhất là 4,33. Điều này cho thấy sinh viên kỳ vọng rất nhiều về chương trình học ở trường mà họ

đã lựa chọn để học tập. Các trường đại học cần phải cố gắng nhiều để đáp lại

sự mong đợi từ phía sinh viên. (Phụ lục số 4: Thống kê mô tả) 2.2.2.3 Thang đo chất lượng phần cứng 2.2.2.3 Thang đo chất lượng phần cứng

Thang đo chất lượng phần cứng bao gồm 16 biến quan sát từ PC1 đến PC16. Các giá trị trung bình của các thang đo này được sinh viên đánh giá ở mức thấp hơn, dao động từ 2,43 đến 3,65. Kết quả này cũng phù hợp với bối cảnh nước ta còn nghèo, các trường Đại học cũng chưa chú trọng đầu tư nhiều cho cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ở biến quan sát PC9 – các phòng học đảm bảo yêu cầu về chỗ ngồi, độ thơng thống, các sinh viên đánh giá ở mức khá cao

(3,65). Điều này cho thấy các trường Đại học vẫn đáp ứng được yêu cầu vật

chất tối cần thiết là phòng học của sinh viên. (Phụ lục số 4: Thống kê mô tả) 2.2.2.4 Thang đo chất lượng phần mềm

Thang đo chất lượng phần mềm bao gồm 26 biến quan sát từ PM1 đến PM26. Các giá trị trung bình của các thang đo này được sinh viên đánh giá ở mức tương đối cao, dao động từ 2,40 đến 3,96. Trong đó biến quan sát PM17 – tổ chức coi thi chặt chẽ, nghiêm túc có giá trị trung bình cao nhất. Tác giả cho rằng điều này cũng hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh các trường Đại học

đang quán triệt thực hiện chủ trương “ba khơng trong giáo dục”, trong đó có

2.2.2.5 Thang đo giá trị cảm nhận

Thang đo giá trị cảm nhận bao gồm 12 biến quan sát từ GT1 đến GT12. Các giá trị trung bình của các thang đo này được sinh viên đánh giá ở mức tương đối trung bình khá. Trong đó biến quan sát GT12 – hoạt động phong

trào tại trường khiến việc học tập của tơi thú vị hơn có giá trị trung bình thấp nhất (3,26). Có hai biến quan sát đạt giá trị trung bình ở mức cao nhất (3,74) là biến GT4 – bằng cấp của trường giúp tơi có việc làm ổn định trong tương lai và biến GT8 – tôi thấy tự hào khi trở thành sinh viên của trường Đại học này. (Phụ lục số 4: Thống kê mơ tả)

2.2.2.6 Thang đo mức độ hài lịng

Ba biến quan sát HL1, HL2, HL3 trong thang đo mức độ hài lịng của sinh viên có giá trị trung bình lần lượt là 3,41; 3,39 và 3,28. Kết quả này chỉ

đạt mức trên trung bình một chút, do đó các trường Đại học cần phải cố gắng

nhiều hơn nữa trong việc xây dựng hình ảnh cũng như nâng cao chất lượng phần cứng, phần mềm nhằm gia tăng sự hài lòng của sinh viên. (Phụ lục 4:

Thống kê mô tả)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên chính quy các trường đại học công lập, nhóm ngành kinh tế trên địa bàn TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)